Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đã lớn mạnh không ngừng, cả về quy mô, lĩnh vực đào tạo lẫn trình độ và chất lượng đào tạo, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, viên chức… Hiện nay, Trường có 12 khoa, đào tạo 46 ngành thuộc các khối sư phạm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế – tài chính, kỹ thuật và công nghệ, với quy mô xấp xỉ 12.000 sinh viên chính quy. Vậy đăng ký Học Phần Trường Đại Học Quy Nhơn thế nào. Hãy cùng SilDeal xem bài viết tinchi.qnu.edu.vn Đăng Nhập để hiểu chi tiết nhất nhé.

Hướng Dẫn tinchi.qnu.edu.vn Đăng Nhập Nhanh Nhất

Link đăng nhập tinchi.qnu.edu.vn Mới Nhất: Đăng Nhập Ngay

tinchi.qnu.edu.vn Đăng Nhập

Cách Tra Cứu Học Phần Tại tinchi.qnu.edu.vn

Link tra cứu học phần tại tinchi.qnu.edu.vn Mới Nhất: Tra Cứu Học Phần

Cách Tra Cứu Học Phần Tại tinchi.qnu.edu.vn
Cách Tra Cứu Học Phần Tại tinchi.qnu.edu.vn

Tải Hướng Dẫn Đăng Ký Học Phần Chi Tiết: Tải Ngay

Tải Hướng Dẫn Tham Gia Học Trực Tuyến Bằng Google Meet Chi Tiết: Tải Ngay

Lịch sử phát triển Trường Đại học Quy Nhơn

Hai năm sau ngày đất nước thống nhất, cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1842/QĐ ngày 21/12/1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Hơn 4 năm sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 02/HĐBT ngày 13/7/1981 thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ngày 30/10/2003, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại học Quy Nhơn để xây dựng trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo, vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội cho các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đã lớn mạnh không ngừng, cả về quy mô, lĩnh vực đào tạo lẫn trình độ và chất lượng đào tạo, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, viên chức… Hiện nay, Trường có 12 khoa, đào tạo 46 ngành thuộc các khối sư phạm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế – tài chính, kỹ thuật và công nghệ, với quy mô xấp xỉ 12.000 sinh viên chính quy. Trường đã và đang đào tạo 22 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 03 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với quy mô hơn 1000 học viên, NCS. Ngoài ra, Trường còn đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho hàng trăm lưu học sinh Lào thuộc các tỉnh Attapư, Chămpasắc, Salavan và Sekon. Trường Đại học Quy Nhơn đến nay đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín, thương hiệu trong xã hội.

Đội ngũ giảng viên, viên chức của Nhà trường cũng đã trưởng thành nhanh chóng. Hiện nay, Nhà trường có 729 viên chức, người lao động; trong đó có 507 giảng viên với 34 GS, PGS; 155 TS; 117 NCS trong và ngoài nước. Đây là nguồn lực dồi dào, là nền móng vững chắc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Là một trường đại học công lập lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên với sứ mệnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên nói riêng, Trường Đại học Quy Nhơn đã và đang nhận được nhiều tài trợ cho các dự án tăng cường năng lực và nghiên cứu khoa học từ các tổ chức quốc tế như Uỷ ban châu Âu (European Commission); Tổ chức Hợp tác phát triển đại học (VLIR-UOS), Cơ quan phát triển Bỉ (BTC); Viện hàn lâm khoa học thế giới (TWAS), Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST); FHI360 (Hoa Kỳ)… Thông qua các dự án này, uy tín và vị thế Nhà trường được nâng cao trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngoài ra, Trường Đại học Quy Nhơn đã và đang đẩy mạnh công tác tổ chức các nghị, hội thảo, chuyên đề khoa học quốc tế để tăng cường sự giao lưu, kết nối, hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học uy tín. Nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí uy tín cả trong nước và quốc tế.

Trường Đại học Quy Nhơn hiện đang chủ trì nhiều chương trình, đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh. Nghiên cứu khoa học cơ bản là lĩnh vực thế mạnh của Nhà Trường, và số lượng đề tài thực hiện trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh chóng. Nhiều giảng viên của Trường trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã chủ nhiệm các chương trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp Quốc gia thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Đáng chú ý, PGS.TS. Nguyễn Sum công tác tại Khoa Toán – Thống kê của Trường được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu và là một trong 2 tiến sĩ của Việt Nam nằm trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018 do Tạp chí Asian Scientist công bố. Bên cạnh đó, Nhà trường chú trọng liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và địa phương để giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh. Ngoài ra, trong giai đoạn 5 năm qua Nhà trường đã ký kết hợp tác với Trường Đại học KU Leuven chủ trì thực hiện 04 dự án do Vương quốc Bỉ tài trợ.

Trong 5 năm, giai đoạn 2016-2020, Trường đã có 436 đề tài NCKH của sinh viên và thu hút gần 1456 sinh viên tham gia thực hiện nghiên cứu. Trong số đó có 117 đề tài đạt giải thưởng sinh viên NCKH cấp Trường, 13 đề tài đạt giải sinh viên NCKH cấp Bộ và 06 đề tài đạt giải sinh viên NCKH Euréka. Đáng chú ý có nhiều đề tài đạt giải cao như giải Nhất, giải Nhì cấp Bộ GD&ĐT. Hơn nữa, chất lượng nghiên cứu của các đề tài ngày càng được nâng cao, thể hiện ở việc ngày càng có nhiều bài báo công bố kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, các tạp chí thuộc danh mục Scopus; và ngày càng có nhiều sản phẩm của đề tài là các mô hình, pilot có khả năng ứng dụng cao và giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, địa phương.

Hơn 40 năm qua, Trường đã đào tạo gần 90.000 sinh viên chính quy và không chính quy, hơn 2.500 học viên cao học, NCS trong và ngoài nước tốt nghiệp ra trường; đào tạo trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng, cấp chứng chỉ chương trình học tiếng Việt cho hàng trăm lưu học sinh Lào. Nhiều sinh viên, học viên qua các thế hệ ra trường đã và đang giữ những vị trí quan trọng ở Trung ương và địa phương. Với kết quả đào tạo hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, Trường Đại học Quy Nhơn đã đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với những thành tích nổi bật trên, Nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1992), hạng Hai (năm 1997) và hạng Nhất (năm 2002), Huân chương Độc lập hạng Ba (2007). Công đoàn Trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997) và hạng Hai (năm 2007). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1999). Ngoài ra, Nhà trường, Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường còn được tặng thưởng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của các cấp… Đây là những phần thưởng cao quý, có ý nghĩa to lớn, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc, sự phát triển toàn diện và ngày càng lớn mạnh của Nhà trường.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đã không ngừng phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách, vươn lên trở thành một trong những trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo chuẩn chất lượng, một trong những trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các lĩnh vực khoa học – công nghệ, trung tâm văn hóa, giáo dục của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Những thành tựu to lớn mà Nhà trường đã đạt được là sự kết tinh của những nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo Nhà trường, của tất cả các giảng viên, viên chức cùng toàn thể sinh viên, học viên trong toàn trường. Đó còn là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời, có hiệu quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định, sự phối hợp giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ, ngành hữu quan, của Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong khu vực và cả nước, của các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục – đào tạo trong và ngoài nước, nhất là sự ủng hộ, sự tín nhiệm, tin cậy của đồng bào, nhân dân các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước…

Bước vào giai đoạn mới với những thách thức và cơ hội mới, phát huy những thành quả đạt được, Trường Đại học Quy Nhơn quyết tâm phấn đấu vượt qua những khó khăn, trở ngại, tiếp tục xây dựng và phát triển bền vững để trở thành một trong những trường đại học ứng dụng định hướng nghiên cứu trọng điểm của khu vực miền Trung, Tây Nguyên, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong khu vực, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước./.

Trong đợt tuyển sinh năm 2020, Trường Đại học Quy Nhơn đã đón hàng ngàn tân sinh viên nhập học, trong đó có nhiều sinh viên đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT. Đây là một trong những cột mốc đánh dấu bước phát triển trong công tác tuyển sinh và khẳng định sự tin tưởng của xã hội dành cho nhà trường.Trong những năm qua, với tinh thần đoàn kết một lòng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng lực lượng giảng viên nòng cốt có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với công tác giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn đã đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới quản lý giáo dục đại học, đưa nhà trường ngày càng phát triển.

Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo

Trong thời đại hiện nay thì cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là yếu tố vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo đại học. Việc nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, sử dụng các công cụ đa năng trong giảng dạy, nghiên cứu là hết sức cần thiết, một mặt, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác, tiết kiệm chi phí cả về thời gian, tài chính; đồng thời, đây là bước đi quan trọng tạo nền tảng cho Trường Đại học Quy Nhơn đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển các ngành học định hướng ứng dụng.
Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên, trong những năm qua Trường Đại Học Quy Nhơn không ngừng đầu tư, nâng cấp, trang bị hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đạt chuẩn nhằm cải thiện môi trường học tập cho sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng một môi trường đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
Trường Đại học Quy Nhơn luôn nỗ lực xây dựng một môi trường học tập hiện đại và chất lượng cho sinh viên. Được đưa vào hoạt động trong học kỳ 1 năm học 2020-2021, phòng học thông minh (Smart Class) là mô hình với đầy đủ các thiết bị, các tính năng vượt trội, hiện đại giúp giảng viên linh hoạt trong công tác quản lý lớp học và giúp sinh viên tiếp cận nội dung môn học theo nhiều phương thức, hình thức khác nhau. Các thiết bị được kết nối với nhau tạo thành giải pháp tổng thể mang lại tính tương tác toàn diện giữa người học với người học và giữa giảng viên với sinh viên trong và ngoài lớp học.

 

Phòng học thông minh

Các phòng nghiệp vụ sư phạm (Phòng múa, phòng đàn, phòng hát…) cũng đã được trang bị phục vụ cho chương trình đào tạo các ngành sư pham, giáo dục tiểu học và mầm non. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được hoàn thiện các kỹ năng, từ đó đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp khi ra trường
Ngoài ra, với việc tăng cường đào tạo các ngành học định hướng ứng dụng, Trường Đại học Quy Nhơn đã cho xây dựng và đưa vào hoạt động Phòng Lab Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, và seminar khoa. Đây là nơi thực hành chuyên sâu cho sinh viên đại học ngành Toán ứng dụng, Thống kê, Trí tuệ nhân tạo và học viên cao học chuyên ngành Khoa học dữ liệu ứng dụng của Nhà trường.

 

Phòng thí nghiệm Nano

Phòng thực hành Kinh tế-Kế toán

Đối với các ngành kỹ thuật, Trường Đại học Quy Nhơn đã chú trọng đầu tư hệ thống các phòng Thí nghiệm – Thực hành. Cho đến nay, Khoa Kỹ thuật & Công nghệ có gần 20 phòng thí nghiệm – thực hành phục vụ cho trên 30 môn thí nghiệm – thực hành cho các ngành Kỹ thuật điện, Điện tử – Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Vật lý, Kỹ thuật công nghiệp, Công nghệ hữu cơ hóa dầu. Tại đây, sinh viên được trải nghiệm, tự tay thao tác, nghiên cứu khảo sát các mô hình, khảo sát các cảm biến, các thiết bị đo lường…

Định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

Nhằm bắt kịp với xu thế đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với lợi thế là một trong những trường đại học có uy tín từ giai đoạn chuyên đào tạo ngành sư phạm, Trường Đại học Quy Nhơn đang tiếp tục đầu tư tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đào tạo đa ngành, định hướng ứng dụng hướng tới thu hút sinh viên, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Trong những năm qua, mô hình đào tạo “ đại học ứng dụng” của Trường Đại học Quy Nhơn đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, hàng nghìn sinh viên có việc làm chất lượng ngay sau khi ra trường.

 

Sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong giờ học thực hành

Trường Đại học Quy Nhơn là một trong các trường đại học tại Việt Nam áp dụng mô hình đào tạo đại học định hướng ứng dụng với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn cho các đối tác, doanh nghiệp tại khu vực, trong nước và quốc tế. Hiện nay, Trường Đại học Quy Nhơn là một trong 5 cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng đạt tiêu chuẩn 4 sao theo “Hệ thống đối sánh chất lượng giáo dục đại học” được Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT chủ trì. Đây được xem là một kết quả xứng đáng cho những nỗ lực Trường Đại học Quy Nhơn trong thời gian qua.

Cơ hội việc làm

Trường Đại học Quy Nhơn luôn chú trọng trong đào tạo và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, nhằm khuyến khích các bạn trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu khoa học có môi trường phát triển bản thân. Một số doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Trường Đại học Quy Nhơn có thể kể đến như: TMA Solutions, FPT Software, Vingroup, ICISE, VinTech. Hwaseung Vina, Fujinet Systems…Sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn trước và sau khi ra trường luôn được các doanh nghiệp săn đón, có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bởi đây là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, vừa có vốn kiến thức mà lại có thời gian trải nghiệm thực tế ngay khi còn đi học. Sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực làm việc, khả năng thích ứng và nhạy bén trong công việc.

Hợp tác trong đào tạo và tuyển dụng 

Năm 2020, Trường ĐH Quy Nhơn là một trong năm trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam được Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) ký kết tài trợ và hợp tác đào tạo trình độ Thạc sĩ về lĩnh vực Khoa học dữ liệu. Mục tiêu của thoả thuận hợp tác là hướng tới xây dựng các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng có sự kết hợp giữa lý thuyết chuyên sâu và thực tiễn theo chuẩn mực quốc tế. Trường Đại học Quy Nhơn đang phát huy thế mạnh của một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó yếu tố sư phạm là lõi chiến lược và lấy khoa học cơ bản, đặc biệt là toán học và công nghệ thông tin làm nền tảng cho tất cả các ngành nghề đào tạo của Nhà trường. Sự khác biệt này là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp trong tương lai một cách vững chắc.

 

Hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì việc đẩy mạnh quốc tế hóa chính là cách tốt nhất để Trường Đại học Quy Nhơn vươn mình ra thế giới. Việc chủ động hội nhập và hoàn thiện mình theo hướng quốc tế hóa chính là bước đệm quan trọng đưa nhà trường phát triển lớn mạnh, trở thành thương hiệu uy tín đối với các đối tác quốc tế.
Trường Đại học Quy Nhơn thường xuyên thiết lập các mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đào tạo danh tiếng quốc tế. Nhà trường luôn chú trọng phát triển hợp tác sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu với tất cả các trường đại học, tổ chức, viện nghiên cứu trên thế giới. Nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác song phương và đa phương trong đào tạo và nghiên cứu đã được ký kết và đang triển khai hiệu quả giữa Trường Đại học Quy Nhơn và các trường đại học danh tiếng đến từ Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào…Đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng tiếp cận với các mô hình quản lý giáo dục, phương pháp giảng dạy hiện đại; giúp sinh viên được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức cũng như tiếp cận với môi trường giáo dục và nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Trường Đại học Quy Nhơn đã và đang nhận được nhiều tài trợ cho các dự án tăng cường năng lực và nghiên cứu khoa học từ các tổ chức quốc tế như Uỷ ban châu Âu (European Commission); Tổ chức Hợp tác phát triển đại học (VLIR-UOS), Cơ quan phát triển Bỉ (BTC); Viện hàn lâm khoa học thế giới (TWAS), Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST); FHI360 (Hoa Kỳ)… Thông qua các dự án này, uy tín và vị thế Nhà trường được nâng cao trong khu vực và quốc tế.
Trường Đại học Quy Nhơn là nơi cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho thị trường lao động tại Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Do đó, xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo gắn với xu thế hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo ra những công dân toàn cầu và thu hút học sinh, sinh viên quốc tế học tập tại Việt Nam. Đây là nhân tố giúp sinh viên nhà trường được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động trên toàn thế giới.

Với những nỗ lực và những bước đi phù hợp, Trường Đại học Quy Nhơn đã và đang khẳng định được vị thế đào tạo của mình trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước; thực hiện tốt vai trò cung cấp nguồn nhân lực lao động có trình độ cao cho khu vực. Trường Đại học Quy Nhơn đang từng bước khẳng định vị trí trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và đặt dấu mốc nhất định trên con đường vươn ra thế giới.

Tòa nhà Trung tâm mới (15 tầng) của Trường Đại học Quy Nhơn (Ảnh: QNU)

Trường Đại học Quy Nhơn tọa lạc trên một khu đất rộng gần 14 ha, là trường đại học đa ngành, là trung tâm nghiên cứu ứng dụng, triển khai các tiến bộ khoa học và công nghệ, là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu vực miền Trung.
Hiện nay, khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch tổng thể và từng bước xây dựng theo tinh thần kết nối truyền thống, đa dạng, hiện đại và khoa học. Tuy nhiên, trong xu thế gắn kết giữa phát triển kinh tế xã hội với đào tạo, chúng tôi nhận thấy, Trường đại học Quy Nhơn cũng là một điểm tham quan văn hoá cần được đầu tư khai thác phục vụ cho các tuyến điểm tham quan về văn hoá, khoa học, lịch sử ở thành phố biển xanh.

Trường Đại học Quy Nhơn – Một địa chỉ giáo dục, văn hóa và du lịch

Ngôi trường có bề dày truyền thống văn hoá và đào tạo

Tiền thân của trường đại học Quy Nhơn là trường sư phạm Quy Nhơn. Trong Ai có về Quy Nhơn (biên khảo, Tủ sách đẹp quê hương xuất bản 1973), Trần Đình Thái đã viết: “Trường sư phạm là trường đàn anh tại Quy Nhơn. Ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo chức Tiểu học, Trường còn mở những khoá tu nghiệp hè cho giáo chức Tiểu học tại các ty Tiểu học thuộc Vùng I và vùng II. Trường Sư phạm Quy Nhơn tọa lạc trên một khu đất thật rộng rãi ở khu 6, mặt giáp đường Nguyễn Huệ (nay là đường An Dương Vương – VĐP chú thích), được kiến trúc bởi một đồ án đồ sộ, với kinh phí 20 triệu, thời gian xây cất là 1 năm rưỡi. Khánh thành vào ngày 03 tháng 10 năm 1962”. Toàn bộ kiến trúc của trường Sư phạm Quy Nhơn lúc bấy giờ do KTS Ngô Viết Thụ (cũng là người thiết kế Dinh Độc Lập tại Sài Gòn) thiết kế bản vẽ công trình vào năm 1959.

Theo ghi nhận của Nguyễn Dũ (cựu giáo sinh Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn), trong suốt 13 năm tồn tại, trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nhiều anh chị em giáo sinh đã trở thành những văn thi sĩ nổi tiếng, tiêu biểu có Trịnh Công Sơn, Lê Văn Ngăn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Mang Viên Long… với lòng nhiệt huyết, tài năng và được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, họ đã dâng hiến cho đời những tác phẩm ý nghĩa và giàu tính triết lý. Có thể nói với vị trí đặc biệt, trường Sư phạm Quy Nhơn đã từng là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân mặc khách, bãi biển thơ mộng, hàng phi lao réo rắt trong gió chiều, sân trường tràn ngập những sắc màu kì ảo của các chủng hoa sứ khi nắng hè về. Đó là những điều lí thú mà không phải nơi nào cũng có được.

Sau tháng 04 năm 1975, trường được đổi thành Trường Cao Đẳng Sư phạm Quy Nhơn. Cuối năm 1977, “cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1842/QĐ ngày 21.12.1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Gần 4 năm sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 02/HĐBT ngày 13.7.1981 thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ngày 30.10.2003, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại học Quy Nhơn để xây dựng trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo, vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội cho các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” (theo website của Trường Đại học Quy Nhơn).

Hiện nay, theo đánh giá khách quan của các cá nhân và tổ chức đã và đang hợp tác với Nhà trường, Trường Đại học Quy Nhơn là một trong những ngôi trường có vị trí đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Trong một vị thế trước biển, sau núi, hai bên có đầm phá và núi đèo bao bọc, Trường Đại học Quy Nhơn như một toà kiến trúc hùng dũng hiên ngang tiến ra biển lớn. Các thế hệ sinh viên đã và đang học tập tại đây luôn tự hào về một ngôi trường thân yêu, giàu truyền thống học tập và văn hoá.

Trung tâm thông tin tư liệu Trường Đại học Quy Nhơn – một kiến trúc độc đáo và thú vị

Toà nhà Trung tâm học liệu Trường Đại học Quy Nhơn hiện này là một trong những kiến trúc tôn giáo quan trọng do người Pháp xây dựng còn sót lại ở thành phố. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng đối với chúng ta đó là màu vàng đậm truyền thống của các chủng viện công giáo được in trên một nền trời xanh, được bao bọc bởi các rặng liễu và tán cây xanh thẫm. Dù kiến trúc Gothic được nhận biết phổ biến nhất bằng việc sử dụng các mái vòm, nhưng giống như mọi phong cách khác, kiểu kiến trúc này đều mang những đặc trưng riêng về kỹ thuật, tiêu biểu nhất là hình ảnh hai toà nhà đăng đối tạo nên nét hài hoà, thống nhất. Chiều cao tương đối, xen kẽ giữa khoảng trống và yếu tố kiến trúc là sự hợp nhất về không gian, sắp đặt về ánh sáng và màu sắc tạo nên một cảm giác khá hợp lý về mặt thể tích.

Trung tâm thông tin tư liệu Trường Đại học Quy Nhơn (Ảnh: Lê Thanh Hải)

Về lịch sử, trước năm 1963, đây là một tiểu chủng viện của giáo phận Quy Nhơn. Năm 1963, cơ sở này đã được cho các sư huynh Lasan thuê để mở trường Trung học Lasan với thời hạn là 9 năm. Đến năm 1972, hết hợp đồng, các sư huynh Lasan đã hoàn trả lại cho giáo phận để mở một ngôi trường mới là Trường Tư thục Vi Nhân. Trường gồm hai dãy nhà lầu 3 tầng, một dãy dài 30 m, một dãy dài 27,5 m, một dãy nhà trệt có 4 phòng học, trong khuôn viên của trường có 1 sân bóng tròn, hai sân bóng rổ, 4 sân bóng chuyền. Sau năm 1975, cơ sở được chuyển giao quyền sử dụng lại cho trường Cao đẳng sư phạm Quy Nhơn, đến năm 1977 thì trở thành một bộ phận của cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn (tức Trường Đại học

Sư phạm Quy Nhơn (1981), Trường Đại học Quy Nhơn (2003) sau này).
Hiện nay, sau nhiều lần tu sửa nhưng diện mạo đặc trưng của toà kiến trúc vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn, tạo nên một điểm nhấn quan trọng hấp dẫn khách phương xa đến tham quan trường trong mỗi chuyến công tác. Nếu kết nối hành trình di sản văn hoá của phương Tây, văn hoá Pháp trên địa bàn Bình Định, địa điểm này không thể không được nhắc đến.

Vườn tượng danh nhân văn hoá, khoa học – nơi tôn vinh trí tuệ và nhân cách

Theo khảo sát của chúng tôi, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn hiện nay có 03 khu vườn tượng, 02 trong số đó đang tọa lạc tại Bệnh viên trung ương da liễu Quy Hoà, các tôn tượng ở đây chủ yếu là các danh nhân, giáo sư y học. Riêng ở nội thành Quy Nhơn, vườn tường danh nhân văn hoá – khoa học của trường Đại học Quy Nhơn là một địa điểm khá kì thú. Vườn tượng này được xây dựng trên cơ sở ý tưởng của Ban chấp hành Đoàn thanh niên nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Trường (2007), hệ thống tôn tượng danh nhân ở đây bao gồm những danh nhân văn hoá, nhà khoa bảng, nhà khoa học, giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học cơ bản.

Có thể nói, đây không chỉ là tấm lòng của tuổi trẻ Đại học Quy Nhơn đối với Nhà trường mà còn là biểu tượng của một nền học thuật đa dạng mà sứ mệnh, tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo của Trường Đại học Quy Nhơn đang hướng đến. Đến với điểm tham quan này, chúng ta sẽ được tìm hiểu hơn về tiểu sử, hành trạng cũng như các tác phẩm tiêu biểu của các thế hệ tiền nhân đã cung hiến cho nền văn hoá, văn minh nhân loại. Ngoài ra, bên cạnh các ý nghĩa học thuật ấy, qua bàn tay của điêu khắc gia Lê Ân (Bình Định), các pho tượng này đã tạo nên một dáng vẻ thanh thoát trong khuôn viên thư viện nhà trường, vừa là lối đi vào trung tâm thông tin tư liệu nhà trường, nhưng đồng thời cũng là những chỉ dẫn để các thế hệ sinh viên tìm đến với tri thức nhân loại, một điều không thể thiếu trên con đường học tập và nghiên cứu ở ngôi trường danh tiếng này.

Trường Đại học Quy Nhơn – nơi đồng hành cùng văn hoá và khoa học

\Trong 5 năm trở lại đây, thành phố Quy Nhơn đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và kì thú. Sơn thuỷ hữu tình, các dạng địa hình đều hội tụ đủ, Quy Nhơn đã tạo nên một sự khác biệt so với Nha Trang và Đà Nẵng. Không hiện đại hay kì vĩ như Thành phố Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, không đon đả, nhộn nhịp như thành phố Nha Trang; thành phố Quy Nhơn vốn có nét thâm trầm, hồn nhiên, hồ hởi của một miền thi ca. Đến với Quy Nhơn, ắt hẳn nhiều du khách đều biết đến Đồi thi nhân – nơi an nghỉ của Hàn Mặc Tử, Tháp Đôi – di sản văn hoá Chăm mang phong cách tiêu biểu của Bình Định, biển xanh rì rào sóng vỗ và gần đây hơn cả là Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) thành phố Quy Nhơn, Bình Định – nơi gặp gỡ của các nhà khoa học và người yêu khoa học. Đúng như GS Trần Thanh Vân – nhà sáng lập trung tâm đã nhận định: Bình Định – điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế, Gặp gỡ Việt Nam cùng với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục, Bình Định sẽ là “điểm hẹn” hấp dẫn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo nhà báo Dương Tâm, Tạp chí Business Insider ngày 14/7, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở Quy Nhơn (Bình Định) lọt vào danh sách 16 công trình được đề cử cuối cùng của Liên hoan kiến trúc thế giới 2017 cho hạng mục công trình kiến trúc giáo dục đại học và nghiên cứu đẹp nhất.

Để tạo nên những thay đổi và sức hấp dẫn mới, nếu đặt Trường Đại học Quy Nhơn bên cạnh Trung tâm ICISE, khu du lịch Ghềnh ráng, Quy Hoà, hệ thống tượng đài kỉ niệm danh nhân ở Quảng Trường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Quang Trung hoặc trong tuyến điểm tham quan du lịch tìm hiểu về khoa học và văn hoá của thành phố Quy Nhơn, chúng tôi tin rằng, du khách sẽ có những bất ngờ và khám phá kì thú. Sự gắn kết giữa khoa học và lịch sử, khoa học và văn hoá không chỉ tạo nên nét thâm trầm của một địa điểm văn hoá có truyền thống hơn nửa thế kỉ mà còn là một điểm nhấn quan trọng về vị trí chiến lược của trường Đại học Quy Nhơn đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố hôm nay.

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn đăng nhập tinchi.qnu.edu.vn chi tiết, hướng dẫn đăng ký học phần và học online và các thông tin về đại học Quy Nhơn chi tiết. Mong rằng sẽ có những thông tin bổ ích dành cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *