Trong bài viết này Ô hay giới thiệu đến các bạn hai trong các hình lăng trụ đều: HÌNH LĂΝG TRỤ TAM GIÁC ĐỀU và HÌNH LĂΝG TRỤ TỨ GIÁC ĐỀU. Có rất nhiều hình LĂΝG TRỤ ĐỀU khác. Nhưng có lẽ trong khuôn khổ chương trình ta nghiên cứu 2 hình này là đủ dùng rồi.

1. HÌNH LĂNG TRỤ LÀ GÌ ?

Hình lăng trụ là hình đa diện thỏa mãn:

  • Có 2 đáy là hai đa giác (lồi) bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song với nhau.
  • Các cạnh bên song song với nhau.

Dễ thấy các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.

Tên của hình lăng trụ được gọi theo tên của đáy. Chẳng hạn như: Lăng trụ tam giác; Lăng trụ tứ giác…

Cách vẽ hình lăng trụ:

Để vẽ lăng trụ ta thường thực hiện theo các bước sau

  • Vẽ 1 đáy trước.
  • Từ các đỉnh của đáy đó vẽ các cạnh bên song song với nhau.
  • Dựng các cạnh bên bằng nhau. Từ đó xác định được đáy còn lại.

Hình lăng trụ

2. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG LÀ GÌ ?

Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với đáy.

Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật.

Tên của hình lăng trụ đứng=Lăng trụ đứng+tên đáy.

3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU LÀ GÌ ?

HÌNH LĂΝG TRỤ ĐỀU là hình lăng trụ đứng và có đáy là đa giác đều. Do đó hình LĂΝG TRỤ TỨ GIÁC ĐỀU chính là một hình hộp chữ nhật có 2 mặt là hình vuông. Có nghĩa là ta có thể coi hình lập phương cũng là trường hợp đặc biệt.

hinh lang tru deu

4. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ ĐỀU

toán thầy định lăng trụ đều

Trên đây là khái niệm LĂNG TRỤ ĐỀU và một số tính chất mà SilDeal giới thiệu đến các bạn. Chúc các bạn thành công và học giỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *