Nếu bạn đang tìm kiếm câu hỏi Tứ quý át là gì, vậy thì bạn đã vào đúng nơi đúng lúc bởi vì bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.
  • Tứ quý là một khái niệm trong môn thể thao bài tây hoặc bài 52 lá, đúng như tên gọi tứ quý là bốn lá bài cùng loại. Ví dụ tứ quý chín là bốn lá chín cơ, chín rô, chín chuồn, chín bích.
  • Tứ quý là cách gọi ngắn gọn của bốn loại cây tứ quý có tên là Tùng- Cúc- Trúc- Mai. Bốn loài cây này được xem như là biểu tượng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm và là biểu tượng của bốn đức tính của Tứ Quân Tử.
  • Cây Tứ quý là biểu tượng bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên sau đó nó đã lan truyền và du nhập vào văn hóa của một số nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, nó trở nên quen thuộc với người dân nước ta thông qua những bức tranh tứ quý.

Tứ quý át là gì?

Tứ quý Át là khi người chơi có được bốn con Át (xì) trên tay, lúc này nếu tính toán tốt thì người chơi có thể hô phong hoán vũ thế cục bốn phương bởi với tứ quý Át bạn hoàn toàn có thể dành được lợi thế hay chiến thắng trong các cuộc chơi bài.

Nằm mơ thấy tứ quý có ý nghĩa gì?

Nằm mơ thấy có 4 con át chủ bài cho biết sắp tới bạn sẽ gặp may mắn, bạn hãy tự mình nắm bắt lấy những cơ hội đó.

Từ lâu môn thể thao đánh bài 52 lá đã trở nên quen thuộc với nhiều người, hàng năm có rất nhiều người chơi tham gia và các lớp newbie cũng không biết đến nó, với bài viết trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những nội dung ban đầu cho các bạn trên con đường đến với bốn phần tư, đặc biệt là quân át của bạn.

Thứ tự sức mạnh trong bộ bài 52 lá

Trò chơi sử dụng bộ bài Tây tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Giá trị (độ mạnh) của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài có cùng số thì sẽ so sánh theo chất. Thứ tự độ mạnh giảm dần theo số và chất như sau:

  • 2 (heo) > A (xì, át) > K (già) > Q (đầm) > J (bồi) > 10 > 9 > 8 > 7 > 6 > 5 > 4 > 3.
  • ♥ (cơ) > ♦ (rô) > ♣ (chuồn, tép) > ♠ (bích).
  • lá ♥2 (heo cơ) là lá bài mạnh nhất trong trò chơi;
  • lá ♠3 (ba bích) là lá bài yếu nhất trong trò chơi;
  • lá ♣10 (mười chuồn) mạnh hơn lá ♦9 (chín rô).

Cách chia tứ quý trong game bài Tiến lên

Để chia được bài sở hữu tứ quý thì trước tiên các bạn cần phải nắm vững được bí quyết xếp bài, việc này là cơ sở tiên quyết để thực hiện. Xếp bài nói khó không khó, nói dễ ko dễ nhưng bạn nên thật sự cẩn thận và chú ý. Nếu xếp sai hay ko đúng vị trí sẽ hoàn toàn mang tới 1 kết quả khác.

Trong các ván bài thì sẽ cực kỳ đa dạng những đôi bài khác nhau, những cặp này thường được đánh xuống từ chính bài của bạn hoặc các người chơi cùng trong một ván. Bước đầu tiên, trong khi thực hiện cách chia bài lấy tứ quý là bạn buộc phải quan sát được các cặp bài đó và nhớ được tất cả các vị trí của nó nằm ở đâu để tiến hành tráo bài cho thật chuẩn xác.

Buộc đối thủ xé tứ quý

Có rất ít người khi nắm trong tay tứ quý sẽ xé bài ra nhưng bạn cũng có thể ép được họ phải xé lẻ bài. Nếu như bạn cứ cố giữ lá 2 đến cuối ván bài thì người giữ tử quý cũng thường cố theo bạn.

Tuy nhiên với bài của bạn mạnh và trên bài của đối thủ chỉ có tứ quý là mạnh nhất thì bạn có thể đánh áp đảo để khiến cho đối thù không kịp trở tay. Nếu đối thủ của bạn không muốn về chót và chung tiền thì khả năng cao là phải sẻ bài cho dù đó là tứ quý.

Dụ đối thủ ra 2 trước bạn

Bạn đang cầm lá bài 2 và bạn đoán được trong bàn chơi của mình có người giữ 2 cũng có người giữ tứ quý. Vậy thì bạn hãy đánh ra những lá bài cao nhất mà bạn có để dụ người chơi khác đánh 2 trước. Thông thường người giữ tứ quý sẽ chặt 2 khi nào họ có cơ hội, vậy nên hãy sử dụng chiến thuật một cách khéo léo để đẩy nguy cơ bị chặt tứ quý sang người chơi khác nhé.

Luật Chơi Chung Của Bộ Bài 52 Lá

Các kết hợp đơn giản

Kết hợp Diễn giải Ví dụ Tiến lên Miền Bắc Ví dụ Tiến lên Miền Nam
Rác (en: single) Là những lá bài đơn lẻ không thể kết hợp với lá bài khác ♥2; ♠Q; ♦4
Đôi (en: pair) 2 quân bài cùng số và cùng màu (miền Bắc),
hoặc 2 quân bài cùng số (miền Nam)
♠4♣4; ♦A♥A ♠4♣4; ♦A♥A
; ♠4♦4; ♣K♥K
Sám cô (en: three of a kind) 3 quân bài có cùng số ♠4♦4♥4; ♠K♣K♦K; ♠2♦2♥2
Sảnh (en: straight) 3 hoặc nhiều hơn 3 quân có số liên tiếp và cùng chất (miền Bắc),
3 hoặc nhiều hơn 3 quân có số liên tiếp (miền Nam)
(lá bài 2 không được nằm trong sảnh, và sảnh từ 3 đến A được gọi là sảnh rồng)
♣4♣5♣6; ♥6♥7♥8♥9♥10
; ♠8♠9♠10♠J; ♦Q♦K♦A
♣4♣5♣6; ♥6♠7♥8♣9♥10
; ♠8♥9♥10♦J; ♦Q♦K♦A
  • Khi so sánh các nhóm (đôi, sám cô, sảnh,…) bài với nhau, giá trị của nhóm được định đoạt bởi giá trị của quân bài mạnh nhất trong nhóm. Ví dụ:
    • Đôi: Trong cách chơi miền Bắc phải cùng màu (VD: ♦5♥5 thắng ♦4♥4). Trong cách chơi miền Nam không cần cùng màu (VD: ♥5♣5 thắng ♦4♥4).
    • Sám cô: Trong cách chơi miền Bắc khi so sánh 2 sám cô thì xét đến số và phải cùng lẻ chất (VD: ♠5♦5♥5 thắng ♠4♦4♥4 vì cùng lẻ ♠). Trong cách chơi miền Nam thì chỉ cần xét đến số mà không cần cùng lẻ chất (VD: ♠8♦8♥8 thắng ♣6♦6♥6.)
    • Sảnh: Trong cách chơi miền Bắc phải cùng chất (VD: ♥J♥Q♥K thắng ♥8♥9♥10). Trong cách chơi miền Nam không cần cùng chất (VD: ♥Q♦K♠A thắng ♣10♦J♥Q vì ♠A thắng ♥Q hoặc ♦5♠6♣7 thắng ♥5♥6♠7 vì ♣7 thắng ♠7).

Các kết hợp đặc biệt

Kết hợp Diễn giải Ví dụ Tiến lên Miền Bắc Ví dụ Tiến lên Miền Nam
Đôi thông (en: consecutive pairs) Là sự kết hợp từ ba đôi trở lên có số liên tiếp nhau. Không áp dụng ♦3♥3♦4♥4♦5♥5; ♠10♣10♥J♣J♠Q♦Q♦K♥K; ♦9♥9♣10♦10♣J♥J♦Q♥Q♦K♥K
Tứ quý (en: four of a kind) 4 quân bài có cùng số ♠A♣A♦A♥A

Kết hợp đặc biệt được gọi là hàng vì nó có khả năng đánh thắng đặc biệt gọi là chặt, chẳng hạn 4 đôi thông hay tứ quý có thể chặt được đôi heo và 3 đôi thông có thể chặt được một heo. Khi đó, người chặt sẽ được thưởng và người bị chặt sẽ bị phạt. Hàng cũng có thể bị thối, khi người về bét mà vẫn còn hàng trên tay sẽ bị phạt.

Luật chung

Đây là kiểu chơi giải phóng bài, nghĩa là ai đánh ra hết bài trước thì người đó thắng.

  • Ván khởi đầu (hay ván đầu tiên): Là ván bắt đầu cuộc chơi, hoặc là ván bắt đầu chơi lại khi có người “tới trắng”. Trong ván khởi đầu, ai sở hữu lá ♠3 (ba bích) thì được ra bài đầu tiên, nhưng lượt ra bài này là một kiểu kết hợp bài tùy ý (VD: rác, đôi, sám cô và sảnh) nhưng phải có lá ♠3 trong đó. Những ván không phải ván khởi đầu thì người về nhất ván trước được ra bài đầu tiên trong ván sau.
  • Lượt bài (còn gọi là vòng bài): Một người thực hiện việc ra bài đầu tiên, người đó được quyền ra một kiểu kết hợp bài tùy ý (VD: rác, đôi, sám cô và sảnh). Lần lượt theo ngược chiều kim đồng hồ (chiều tay phải), các người chơi khác có quyền đè bài người bên trái mình. Bài người ra sau phải cùng kiểu kết hợp và lớn hơn bài người trước mới được coi là đè bài hợp lệ (bắt buộc cũng phải cùng là rác, đôi, sám cô và sảnh trừ trường hợp “chặt” heo). Trong cùng một lượt bài, việc đè bài có thể xảy ra trong nhiều vòng chứ không phải bó hẹp trong 1 vòng duy nhất nên một người có thể đè nhiều hơn 1 lần. Tuy nhiên, nếu có một người chơi bỏ lượt ở vòng trước thì ở những vòng tiếp theo của lượt bài hiện tại người chơi đó không được quyền đè nữa, quyền đè bài chỉ được khôi phục lại khi lượt bài mới bắt đầu. Nếu không có ai ra bài để đè được người ở lượt bài hiện tại thì người đó sẽ thực hiện quyền đánh lượt/vòng bài mới, người đó được phép đánh bất kỳ kiểu kết hợp bài nào mà họ muốn. Nếu có một người đã ra hết bài (đã tới) mà ba người còn lại không ai đè được lượt bài này thì người gần nhất bên phải người hết bài được ra bài bất kỳ (luật này gọi là “hưởng sái” đối với người ngồi kế).
  • Mỗi khu vực, vùng miền có luật chơi riêng, tùy vào sự thỏa thuận ban đầu của những người chơi.

Tới trắng

“Tới trắng” hay “ăn trắng” là một kiểu thắng đặc biệt, người chơi thắng ngay sau khi chia bài mà không cần đánh, khi người chơi sở hữu một bộ quân đặc biệt nào đó, chẳng hạn như tứ quý heo.

Các trường hợp người chơi được tới trắng cụ thể như sau:

  • Tại các ván khởi đầu:
    • 3 đôi thông có ♠3
  • Tại các ván khác:
    • Tứ quý heo: ♥2♦2♣2♠2
    • 6 đôi bất kì: ♥5♣5♥6♦6♥8♠8♣9♠9♦J♣J♣K♠K hoặc ♥5♦5♣5♠5♥7♦7♣7♠7♥8♣8♦J♠J
    • 5 đôi thông: ♥4♠4♥5♦5♦6♣6♥7♣7♥8♦8
    • 12/13 lá bài cùng màu hay còn gọi là đồng hoa: ♣♠ (đen) hoặc ♥♦ (đỏ)
    • Sảnh rồng: ♥3♣4♦5♥6♥7♠8♦9♣10♠J♦Q♠K♣A

Cháy bài

  • Một người chơi nào đó chưa đánh ra được một lá bài nào trong lúc một người chơi khác đã đánh hết bài (trừ khi thắng trắng), sẽ bị thua “cóng”. Người này sẽ bị phạt thua gấp 2 lần tiền cược và bị kiểm bài, đếm số lượng heo, hàng còn trên bài để phạt thêm. Người ăn cóng là người tới nhất.
  • Luật quy định:
  1. “Cóng” 1 nhà xét bài, hai người còn lại vẫn tiếp tục chơi để tranh vị thứ 2, 3.
  2. “Cóng” 2 nhà xét bài, người còn lại về nhì và không xét đền.
  3. “Cóng” 3 nhà: Lúc này sẽ xét đến việc “đền bài”. Nguyên tắc xét đền bài: Khi đến lượt mình, có bài đánh được và 2 nhà còn lại không có bài mà không đem ra đánh thì bị đền bài. Như vậy người thua nhì cũng có thể bị đền bài. Ai bị đền bài sẽ phải bị phạt thay cho cả “làng”. Nghĩa là người tới nhất sẽ vẫn được thưởng 1 lượng điểm như trong trường hợp không có ai đền bài. Tuy nhiên hai người còn lại (không đền bài và cũng không tới nhất) sẽ không được thưởng và không mất gì. Ở ván sau, người đền bài sẽ được đi trước (ra bài đầu tiên).
  • Còn một cách tính khác là 1 nhà bị cóng cũng như cả làng. Nghĩa là:
  1. “Cóng” 1 nhà (một người bị “cóng”): thì nhà bị cóng đền tới trắng cho nhà được cóng rồi đền luôn cho 2 nhà còn lại rồi qua ván.
  2. “Cóng” 2 nhà: thì 2 nhà bị cóng đền tới trắng nhà được cóng rồi đền luôn nhà còn lại rồi qua ván.
  3. “Cóng” 3 nhà: lúc này cả ba nhà đền tới trắng rồi qua ván khác.
  • “Đền bài” là khi 1 người có bài đánh chặn mà không muốn đánh để người khác bị cóng thì sẽ bị đền bài.

Chặt

“Chặt” là khái niệm để chỉ việc người chơi dùng những kết hợp đặc biệt (hàng) để đem ra đánh heo (vốn rất có ưu thế) hoặc hàng. Nguyên tắc chặt như sau:

  1. 3 đôi thông (VD: ♦4♥4♣5♥5♠6♦6) chặt được một heo và 3 đôi thông nhỏ hơn.
  2. Tứ quý (VD: ♠6♣6♦6♥6) chặt được một heo, đôi heo, 3 đôi thông và tứ quý nhỏ hơn.
  3. 4 đôi thông (VD: ♦4♥4♣5♥5♠6♦6♠7♣7) chặt được một heo, đôi heo, 3 đôi thông, tứ quý và 4 đôi thông nhỏ hơn mà không cần vòng.
  4. Sám cô heo thì không có gì chặt được.

“Chặt chồng” cuối cùng là tổng kết tất cả các hành vi chặt trước đó. Người bị chặt sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ tiền chặt.

Trong trường hợp chặt heo mà đó là con cuối cùng của đối phương (tức đi heo về bài) thì vẫn được lấy lượt còn người bị chặt đó thì không bị mất điểm.

Trong trường hợp đi heo về bài người kế tiếp ăn heo lớn hơn và bị “Chặt” thì vẫn tính “Chặt chồng” đối với heo người đã về bài và những con heo trước đó. Người bị chặt sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ tiền chặt.

Trong trường hợp chặt heo về bài sau đó bị “Chặt chồng” thì người về bài vẫn được tính điểm số heo chặt trước đó, người bị chặt sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ tiền chặt còn người “Chặt chồng” người đã về bài chỉ lấy được lượt người về bài không bị mất điểm.

Thúi

“Thúi” hay “thối” là trường hợp xảy ra cuối một ván bài. Người về bét nếu còn heo hoặc còn 3 đôi thông,4 đôi thông,tứ quý. Người được hưởng là người về thứ ba (trừ trường hợp tới trắng).

Cách tính thưởng/ phạt khi chặt/ thúi heo/ hàng

  • Phạt chặt heo bao nhiêu thì phạt thúi heo bấy nhiêu.
  • Nếu lấy 1 ván nhất làm đơn vị (ta gọi là 1 cược) thì:

Heo đen (♣2 hoặc ♠2) = 1/2 cược Heo đỏ (♥2 hoặc ♦2) = 1 cược 3 đôi thông = 1,5 cược Tứ quý = 2 cược 4 đôi thông = 2,5 cược

  • Nếu lấy điểm làm đơn vị thì:

Heo bích (♠2) = 1 điểm Heo chuồn (♣2) hoặc) = 2 điểm Heo rô (♦2) = 3 điểm Heo cơ (♥2) = 4 điểm. Hàng (3 đôi thông, tứ quý, 4 đôi thông) = 4 điểm.

Lưu ý: Nếu người bị chặt cuối mà tới luôn (tức đánh heo hay hàng cuối cùng mà có người chặt heo hay hàng này) thì không ai bị phạt hoặc thưởng gì hết.

Các luật bên lề

  • Khi đến lượt mình ra bài mà có lời nói hoặc động tác khiến những người chơi còn lại hiểu là cho qua lượt thì mặc nhiên không được hồi lại.
  • Khi đến lượt mình ra bài mà có lời nói về lá bài định ra thì phải hạ lá bài đó xuống, không được thay đổi.
  • Khi người đi trước chưa quyết định chính thức hạ bài mà người đi sau vội vàng hay hấp tấp hạ bài của mình thì người đi trước có quyền yêu cầu người đi sau cầm lại bài lên, như vậy, người đi sau đã bị lộ bài (với một số nơi, thì việc này đồng nghĩa với đền bài và không được đánh tiếp).
  • Người chơi có quyền không cho những người khác biết trong tay mình còn bao nhiêu lá bài nhưng khi đã hạ hết bài thì phải báo. Ngoài ra, người chơi chỉ được tính nhẩm xem những người khác đã hạ xuống bao nhiêu lá bài và đã hạ xuống những lá bài nào chứ không được lật chồng bài đã đánh.
  • Được phép đánh heo và hàng ở cuối bài.

Biến thể kiểu Huế

  • Tại các tỉnh Bình Trị Thiên, ♣3 được đánh đầu tiên chứ không phải ♠3. ♣3 đánh trước có thể kèm theo với những con phụ (như sảnh, đôi,…)
  • Nếu ván đầu tiên một người có tứ quý 3 hay 4 đôi thông có ♣3 thì vẫn phải đánh sao cho ♣3 đầu tiên.
  • Trong ván đánh có luật “qua tay”: Nếu như trong quá trình đi bài, không đỡ mà để người cạnh mình đi thì đến lượt đánh tiếp theo của lần đi bài đó sẽ không được vào tay, tức sẽ mất lượt đánh trong lần đánh đó.
  • Tứ quý chỉ chặt được một heo, 4 đôi thông chặt được một heo và đôi heo.
  • Trong trường hợp chặt heo mà đó là con cuối cùng của đối phương (tức đi heo về bài) thì vẫn được tính điểm còn người bị chặt đó thì không bị mất điểm.
  • 3 đôi thông có quyền “cướp cái”: người không về nhất nhưng có 3 đôi thông thì đánh 3 đôi thông ra rồi được quyền đi trước (nếu có người bắt lại 3 đôi thông lớn hơn thì phải nhường lại quyền cho người đó đi trước) thay vì người thắng ván trước được phép đi đầu tiên. (Lưu ý: 3 đôi thông không được chặt heo)
  • “Âm mưu ba mù”: Nếu 1 người về nhất với con ♠3 (gọi là “ba mù”) ở cuối cùng thì tính ba người kia thua chót.
  • Thúi ba bích: Nếu 1 người về chót còn cầm ♠3 trên tay (chỉ cầm duy nhất con ♠3) thì sẽ bị phạt tùy vào kiểu chơi và thường là tính điểm (phạt cúng heo, phạt quỳ, phạt điểm,…). Thường thì trường hợp này là do “âm mưu ba mù” bị phá sản.
  • Heo không được về sau.

Biến thể kiểu Đà Nẵng

  • 3 đôi thông chỉ được dùng để cướp cái chứ không được dùng để chặt heo.
  • Tứ quý chỉ chặt được một heo, 4 đôi thông “ngồi không cũng hưởng” có thể chặt đôi heo hoặc tứ quý bất cứ lúc nào mà không cần biết mình có vòng hay không nhưng không thể chặt được một heo.
  • Cúng heo thì trả dưới 10, cúng xì thì trả dưới 5.
  • “Về ba mù”: Nếu 1 người về nhất với duy nhất con ♠3 ở cuối cùng thì tính ba người kia thua chót.
  • Thúi ba bích: Nếu 1 người về chót còn cầm ♠3 trên tay (chỉ cầm duy nhất con ♠3) thì sẽ bị phạt tùy vào kiểu chơi (phạt cúng heo, phạt quỳ, phạt điểm,…), nhưng thông thường là phạt điểm. Thường thì trường hợp này là do “âm mưu ba mù” bị phá sản, hoặc trường hợp còn 1 nước nữa là về được ♠3 hoặc về trắng nhưng bị người chơi khác chặn bài lại thì xem như bị phạt đền ♠3 và được tính là thua chót cho cả ba nhà còn lại (trừ điểm).
  • Không cóng bài (đối với 2 nhà chưa ra bài): Nếu 1 người về nhất nhưng vẫn còn 2 nhà chưa ra được lá bài nào thì vẫn đánh tiếp.

Là một kiểu chơi bài khác so với Tiến lên miền Nam làm nên đặc trưng riêng của Tiến lên miền Bắc. Tiến lên miền Bắc chỉ phổ biến ở các tỉnh miền bắc Việt Nam.

Đồng chất, đồng màu

Trong Tiến lên miền Bắc, người chơi phải đánh các cây đồng chất, đồng màu. Ví dụ như:

  • A đánh cóc ♦4, B phải chặn những cây đồng chất ♦ nếu có (VD: ♦6), C chặn ♦7,…
  • A đánh đôi ♥6♦6 (gọi là đôi 6 đỏ), B phải chặn những đôi đồng màu nếu có (trong trường hợp này có cùng màu đỏ, VD: ♥9♦9)
  • A đánh sám cô ♥5♦5♠5 (gọi là ba thằng 5 lẻ ♠ (bích)), B phải chặn những sám cô đồng chất nếu có (trong trường hợp này có cùng lẻ ♠, VD: ♥10♦10♠10)
  • A đánh sảnh ♣5♣6♣7 (gọi là 5, 6, 7 nhép), B phải chặn những sảnh đồng chất có số lá bằng nhau, lớn hơn nếu có (trong trường hợp này có cùng ♣, VD: ♣8♣9♣10)

Luật chặn 2

Nguyên tắc chặn 2 của Tiến lên miền Bắc:

  1. Thứ tự giá trị các chất của lá 2: ♠<♣<♦<♥.
  2. Tứ quý chặn được một đôi 2 và tứ quý nhỏ hơn.
  3. Tiến lên miền Bắc không chơi đôi thông.
  4. Ở một số nơi, sảnh đồng chất (thùng phá sảnh) có 5 cây trở lên được dùng để chặn 2 (VD:♦5♦6♦7♦8♦9 chặn được một 2, ♣6♣7♣8♣9♣10♣J chặn được đôi 2,…).

Các luật bên lề

  • Không được về 2, tứ quý nước cuối. Về 2, tứ quý nước cuối xem như thua chót.
  • Đền cả làng, khi một nhà chỉ còn 1 nước nữa là đánh tới trắng, nếu lúc đó có người chặn bài được thì sẽ đền cả làng (tới trắng ngược, tức thua mỗi nhà một ván nhất).
  • Những người chơi có thể thống nhất có góp 3 hay không, nếu có góp 3 thì người chơi nào có ♠3 sẽ được ưu tiên đánh trước. Vì góp 3 nên Tiến lên miền Bắc có thể có dưới 10 cây bài trong bộ bài (tối thiểu 9).
  • Tiến lên miền Bắc không chơi tới trắng.
  • Nếu người chơi nào có tứ quý 3 thì tất cả những người chơi ván đó phải hạ hết 2.
  • Khi cúng bài, con 2 thì trả từ 10 trở xuống, con át thì trả từ 5 trở xuống
  • Tiến lên miền Bắc không có cóng.
  • Nếu ba người chơi kia đã đánh hết bài mà người chơi còn lại còn 2 trong bài thì người chơi đó bị tính là thối 2 (đền tiền cược tương đương 13 cây của Tiến lên miền Nam).
  • Nếu có người chơi có điểm < 0, thì người đó thua hết.

Trên đây là giải thích về tứ quý át là gì? Cách để bạn hiểu luật chơi bộ bài 52 lá và mang về nhiều lợi thế cũng như chiến thắng trong nhiều cuộc chơi bài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *