Thật khó để đối mặt với khả năng rằng con bạn có thể mắc phải một trong nhiều các dạng khuyết tật về trí tuệ. Không có cha mẹ nào muốn thấy con mình phải chịu đựng những điều đó. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trẻ sinh ra với các khiếm khuyết về trí tuệ. Vậy thiểu năng là gì hãy cùng SilDeal tìm hiểu nhé.

Thiểu năng trí tuệ là gì?

Thiểu năng trí tuệ là tình trạng trẻ bị chậm phát triển về mặt trí tuệ và thiếu hụt trong các kỹ năng cần thiết của cuộc sống hàng ngày. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng phần lớn trẻ em mắc một trong số các khuyết tật về trí tuệ cũng vẫn có thể thông minh như những đứa trẻ khác. Chúng cần được thầy cô giáo chỉ dạy theo một cách học tập riêng  của chúng. Bằng cách tìm hiểu sâu về các khuyết tật liên quan đến trí tuệ và những thử thách cụ thể của con bạn, cha mẹ có thể giúp con đạt được kết quả tốt ở trường và còn hơn thế nữa.

Các dạng khuyết tật về trí tuệ

Các dạng khuyết tật về trí tuệ thường được chia thành các nhóm dựa vào môn học hay kĩ năng ở trường học. Đối với trẻ ở độ tuổi đến trường, các loại dễ nhận thấy nhất của suy giảm nhận thức liên quan đến đọc, viết, hoặc toán học. Nếu con bạn chưa đến trường, bạn có thể để ý sự chậm phát triển lời nói hay chậm phát triển các động tác vận động cũng như các động tác khéo léo (như bò, đi, chạy, dùng các dụng cụ để ăn). Đừng quên rằng những khuyết tật trí tuệ sẽ biểu hiện khác biệt giữa các trẻ.

Thiểu năng trí tuệ trong việc đọc

Có 2 dạng thiểu năng trí tuệ xảy ra trong việc đọc. Một dạng biểu hiện khi con của bạn gặp khó khăn trong việc hiểu mối quan hệ giữa các chữ cái, âm thanh và các từ ngữ. Dạng còn lại là khó khăn trong việc đọc hiểu, nghĩa là trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ, câu và đoạn văn. Các dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ dạng đọc là:

  • Khó nhận biết chữ cái và từ ngữ
  • Khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ và các ý niệm
  • Tốc độ đọc chậm và không trôi chảy
  • Kĩ năng sử dụng từ ngữ kém

Thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán

Dạng thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán thay đổi rất đa dạng ở trẻ. Ví dụ, khả năng làm toán của con bạn còn bị ảnh hưởng bởi bất cứ thiểu năng ngôn ngữ, giảm thị lực nào cùng tồn tại, hay các vấn đề với việc ghi nhớ, tổ chức và sắp xếp thứ tự. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, sắp xếp các con số và các dữ liệu toán học, chúng có thể đang có thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán. Chúng có thể thấy việc đọc giờ rất khó khăn và khó hiểu các suy nghĩ trừu tượng.

Thiểu năng trí tuệ trong việc viết chữ

Dạng thiểu năng trí tuệ này có thể bao gồm hành động viết, khả năng hiểu và tổng hợp thông tin, hoặc cả hai. Trẻ với dạng thiểu năng này gặp khó khăn trong việc tạo nên các chữ cái, từ ngữ và viết ra câu. Triệu chứng của thiểu năng trí tuệ trong viết chữ bao gồm:

  • Chữ viết lộn xộn
  • Khó chép lại các chữ cái và từ ngữ một cách chính xác
  • Khó đánh vần
  • Gặp vấn đề trong việc liên kết và tổ chức câu trong khi viết

Thiểu năng trí tuệ trong thực hiện động tác

Trẻ có dạng thiểu năng này gặp khó khăn trong cả các động tác vận động và các động tác khéo léo. Chúng có vẻ không phát triển đúng với độ tuổi và gặp vấn đề với các hoạt động cần sự phối hợp giữa tay và mắt.

Thiểu năng trí tuệ trong ngôn ngữ

Dạng thiểu năng trí tuệ này liên quan đến khả năng nói và hiểu lời nói. Các triệu chứng của dạng này bao gồm:

  • Khó kể lại một câu chuyện
  • Khó nói một cách lưu loát
  • Khó hiểu ý nghĩa của từ
  • Gặp khó khăn trong việc làm theo các chỉ dẫn
  • Khó hiểu các từ loại

Thiểu năng trong việc nghe nhìn

Một số trẻ có vấn đề trong việc nghe hay nhìn, dẫn đến khả năng học tập bị ảnh hưởng. Dạng thiểu năng này biểu hiện qua việc khiến người đó khó tiếp nhận những gì họ nghe và nhìn thấy. Họ có thể mất khả năng nhận ra sự khác biệt giữa một số loại âm thanh. Những người khác không thể phân biệt được giữa các hình dạng và  hình ảnh.

Trẻ em có suy giảm nhẹ các chức năng trên có thể chỉ gặp những thử thách nhỏ trong một hoặc cả hai lĩnh vực trên. Những trẻ bị suy giảm một cách rõ rệt và nghiêm trọng trong nhiều hoặc tất cả các lĩnh vực trên có thể cần giám sát thường xuyên và tham gia các dịch vụ giáo dục chuyên biệt.

Các rối loạn khác xảy ra đồng thời với những thiểu năng trí tuệ bao gồm chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ. Cả hai chứng bệnh này khiến cho việc học tập và hoạt động sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu đi kèm với các dạng thiểu năng trí tuệ.

Cần hiểu rằng những thiểu năng học tập này xảy ra ở nhiều mức độ và tùy từng mức độ mà sẽ có các biện pháp khắc phục cho trẻ.

Sự khác biệt giữa thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ, trung bình và nặng

Các chuyên gia chia các loại suy giảm khả năng nhận thức thành 4 nhóm: thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ, thiểu năng trí tuệ mức độ trung bình, thiểu năng trí tuệ mức độ nặng, và thiểu năng trí tuệ rất nặng.  Mức độ suy giảm của thiểu năng trí tuệ thay đổi rất đa dạng.

Chuyên gia sức khỏe tâm thần phải xem xét năng lực cũng như độ suy giảm của một người thông qua 3 lĩnh vực kĩ năng: khái niệm, xã hội và kỹ năng sống thực tế.

Thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ

  • Chỉ số IQ từ 50-70
  • Chậm hơn mức bình thường trong mọi lĩnh vực phát triển
  • Không biểu hiện kiểu hình bên ngoài bất thường
  • Có thể học tập những kỹ năng sống thực tế
  • Học được các kĩ năng đọc và làm toán đến mức lớp 3 đến lớp 6
  • Có thể hòa nhập vào môi trường xã hội
  • Có thể thực hiện các chức năng trong cuộc sống hằng ngày

Khoảng 85% những người thiểu năng trí tuệ thuộc mức độ nhẹ vẫn có khả năng học tập bình thường và nhiều người thậm chí còn đạt được những thành công trong học vấn. Một người có thể đọc, nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mình đọc là ví dụ cho thiểu năng trí tuệ ở mức độ nhẹ.

Thiểu năng trí tuệ mức độ trung bình

  • Chỉ số IQ từ 35-49
  • Chậm phát triển đáng chú ý (ví dụ như khả năng nói, vận động)
  • Có thể có các đặc điểm hình thể thể hiện sự suy giảm trí tuệ (ví dụ như lưỡi dày)
  • Có thể giao tiếp theo những cách cơ bản và đơn giản
  • Có thể học những kĩ năng đơn giản về sức khỏe và an toàn
  • Có thể tự chăm lo cho bản thân
  • Có thể tự đi một mình đến những nơi gần và thân thuộc

Những người bị thiểu năng trí tuệ mức độ trung bình có khả năng giao tiếp khá tốt, nhưng không thể giao tiếp ở những mức độ phức tạp. Họ có thể gặp khó khăn trong những tình huống xã hội và gặp vấn đề với những tín hiệu trong xã hội và khả năng phán đoán. Những người này có thể chăm sóc cho mình, nhưng có thể cần nhiều hướng dẫn và hỗ trợ hơn so với người bình thường. Nhiều người có thể sống độc lập, nhưng một số vẫn cần sự hỗ trợ của một nhóm người. Khoảng 10 phần trăm những người khuyết tật trí tuệ rơi vào nhóm trung bình.

Thiểu năng trí tuệ mức độ nặng

  • Chỉ số IQ tư 20-34
  • Phát triển chậm chạp một cách đáng kể
  • Hiểu lời nói, nhưng có ít khả năng giao tiếp
  • Có thể học được những thói quen hằng ngày
  • Có thể học những việc tự chăm sóc bản thân rất đơn giản
  • Cần sự giám sát trực tiếp trong các tình huống xã hội

Chỉ khoảng 3 hay 4% những người được chẩn đoán thiểu năng trí tuệ rơi vào dạng nặng. Những người này chỉ có thể giao tiếp ở mức độ cơ bản nhất. Họ không thể thực hiện tất cả các hoạt động tự chăm sóc bản thân một cách tự lập và cần sự giám sát và giúp đỡ mỗi ngày. Phần lớn người ở nhóm này không thể sống một cách tự lập và sẽ cần sống trong môi trường và cần có nhóm giúp đỡ.

Thiểu năng trí tuệ mức độ rất nặng

  • Chỉ số IQ ít hơn 20
  • Sự chậm phát triển rõ rệt trong tất cả các lãnh vực
  • Bất thường thể chất bẩm sinh rõ ràng
  • Cần giám sát chặt chẽ
  • Cần người hỗ trợ trong các hoạt động tự chăm sóc
  • Không phản ứng kịp trong các hoạt động thể chất và xã hội
  • Không có khả năng sống độc lập

Những người thiểu năng trí tuệ rất nặng cần đến sự giúp đỡ và chăm sóc mọi lúc mọi nơi. Họ phụ thuộc vào những người khác trong cuộc sống hằng ngày và rất hạn chế trong khả năng giao tiếp. Thông thường, những người trong nhóm này cũng có những giới hạn về thể chất. Khoảng 1-2% những người thiểu năng trí tuệ thuộc nhóm này.

Tuy nhiên khi đánh giá mức độ thiểu năng trí tuệ, chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ dựa vào cả các chỉ số IQ chứ không phải là chỉ đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sống hằng ngày.

6 Dấu Hiệu Của Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Bạn Nên Biết

Việc phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc điều trị dứt điểm mà còn giúp bệnh nhận tránh được những biến chứng xấu của bệnh có thể gây ra. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp quý vị và các bạn phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Vậy đó là những dấu hiệu nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau đầu – đừng bỏ qua những cơn đau đầu bất thường

Theo các chuyên gia cho biết thì đau đầu được xếp là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh sớm nhất mà chúng ta không thể bỏ qua. Một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến hiện tượng đau đầu như căng thẳng quá mức, khối u chèn ép, đau do thay đổi thời tiết, stress…Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân các bác sỹ khuyến cáo nếu thường xuyên xuất hiện những cơn đau thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và có kết luận cuối cùng chính xác nhất.

Chóng mặt – dấu hiệu cảnh báo rối loạn tuần hoàn não

Đi cùng với đau đầu thì chóng mặt cũng được biết đến là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo sớm nguy cơ của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Cụ thể hơn của hiện tượng này đó là bệnh nhân có thể cảm thấy không giữ được thăng bằng khi đứng, khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống. Có nhiều bệnh nhân cho biết rằng họ cảm thấy choáng và mặt tối sầm mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường hiện tượng này diễn ra khá nhanh chóng và kết thúc sau đó không lâu. Tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên thì rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Cụ thể như nếu bạn đang tham gia giao thông hay đứng ở vị trí cao mà xuất hiện cảm giác chóng mặt hay choáng váng thì thực sự rất nguy hiểm nếu nhẹ thì có thể bị ngã, chấn thương nhẹ nhưng nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của tính mạng.

Chân tay tê nhức, đau mỏi vai gáy

Đây là một cảm giác thuộc về yếu tố chủ quan chỉ bệnh nhân có thể cảm thấy và thông báo với mọi người. Trong quá trình thăm khám bác sỹ sẽ đưa ra những dữ liệu bổ sung để đi đến kết luận chính xác về khả năng mắc bệnh. Thông thường bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não sẽ cảm thấy vùng tê bì đó là ở các khớp tay, khớp chân đôi khi có thể là vai gáy hay vùng xương bả vai, xương sườn.

Ù tai ngay trong không gian tĩnh lặng

Những người mắc chứng bệnh này thường xuyên cảm thấy có tiếng ù ù ở bên trong tai mặc dù họ đang ở trong môi trường khá tĩnh lặng. Bệnh nhân thường cảm thấy những âm thanh này rõ rệt nhất là khi nửa đêm và gần sáng. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe song những tiếng ù này lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài

Có rất nhiều yếu tố khiến con người mất ngủ như tâm lý không thoải mái, căng thẳng tuy nhiên nếu tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ diễn ra trong một thời gian dài và lặp lại một cách thường xuyên thì mọi người cần hết sức lưu ý vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nếu như hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài và không có phương pháp khắc phục sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ trầm trọng và suy nhược thần kinh.

Trí nhớ suy giảm, hay quên

Những người có hiện tượng suy giảm trí nhớ cần hết sức chú ý vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể hơn đó là nếu như bạn thường xuyên cảm thấy không thể nhớ nổi những hoạt động mới xảy ra, hay quên tên tuổi của mọi người xung quanh thì hãy thông báo ngay cho bác sỹ để có phương pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là 6 dấu hiệu giúp cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Các chuyên gia khuyến cáo nếu như bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu trên cần thông báo ngay với bác sỹ để có phương pháp xử lý kịp thời.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu thiểu năng là gì? Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về thiểu năng và có biện pháp phòng chữa bệnh hợp lý nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *