Mời bạn nhập thông tin ngày cần tra cứu phía dưới để biết ngày âm hoặc đếm ngược thời gian nhé.

[many_days]

Hiện nay, các công cụ để ghi nhớ ngày tháng và xem lịch âm đã vô cùng đa dạng, nhưng khái niệm âm lịch là gì và cách tính năm âm lịch vẫn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện và tổng thể nhất về loại lịch này.

Âm lịch là gì?

  • Với những người trẻ tuổi, âm lịch là gì đôi khi lại là câu hỏi khó trả lời. Theo từ điển tiếng Việt, lịch âm là cách tính thời gian theo sự chuyển động liên tục của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Người ta ấn định mỗi tháng sẽ có 29 hoặc 30 ngày, mỗi năm gồm có 12 tháng.
  • Nếu là năm nhuận thì sẽ có 13 tháng, một tháng âm lịch thường có tổng cộng 29 hoặc 30 ngày. Và lịch âm tiếng Anh là gì? Từ lâu, người Anh đã quen gọi lịch âm hay âm lịch là “lunar calendar”.
  • Lịch âm là cách tính vòng quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất
  • Vậy, tết âm lịch tiếng Anh là gì? Tết Âm lịch tiếng Anh là “lunar new year”, Tết Âm lịch chính là lễ mừng năm mới của một số nước sử dụng lịch âm như Trung Quốc, Việt Nam,… thường được tổ chức sau Tết Dương lịch một khoảng thời gian gần 1 tháng.
  • Qua các thời kỳ phong kiến, tuy các cơ quan sản xuất lịch được thay đổi nhiều lần, nhưng việc làm lịch đều được tổ chức một cách quy củ. Các cơ quan này không chỉ có chức năng làm lịch mà còn làm nhiệm vụ dự báo thời tiết, đồng thời quan sát thiên văn rồi làm tờ khải chi tiết để tấu trình lên vua.
  • Ngay từ thời xa xưa, lịch âm đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong tiềm thức, lối sống của người Á Đông. Hàng năm ở Trung Hoa có sự kiện vua tiến hành ban lịch hàng năm để cho các thần dân theo đó mà thực hiện các nghi thức tế lễ, tổ chức nông vụ. Tại Việt Nam, lễ ban lịch cho thần dân cũng được tổ chức hàng năm, hay còn gọi là lễ Ban Sóc cũng được cử hành vô cùng long trọng.

Cách tính năm âm lịch đơn giản nhất

  • Năm âm lịch được tính theo chu kỳ tròn – khuyết của Mặt Trăng. Người xưa đã phát hiện ra rằng, Mặt Trăng tròn hay khuyết đều có quy luật, bình quân mỗi lần được tính là 29,53 ngày. Người ta thường gọi khoảng thời gian đó là tháng. Tháng đủ thường có 30 ngày, tháng thiếu sẽ có 29 ngày.
  • Do trong 1 năm có 12 lần Mặt Trăng tròn – khuyết, cho nên người xưa đẽ lấy 12 tháng để gộp thành một năm. Một năm thường có 354 hoặc 355 ngày và thường gọi là năm âm lịch. Thời cổ đại, có 2 nước là Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng âm lịch sớm nhất trên thế giới.
  • Tuy nhiên, 1 chu kì thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh là 365 ngày. Trong khi đó, 1 năm âm lịch chỉ có từ 354 – 355 ngày, mỗi năm sẽ còn dư ra từ 10 – 11 ngày, 3 năm liền sẽ tạo ra số dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với điều này, người xưa cộng đã thêm 1 tháng vào năm thứ 3. Chính vì vậy, năm nhuận sẽ có 13 tháng, tháng được thêm vào sẽ được gọi là “tháng nhuận”, còn năm nhuận sẽ có số ngày là 384 – 385.
  • Năm âm lịch được tính theo chu kỳ tròn – khuyết của Mặt Trăng

Âm dương lịch là gì và hình thành như thế nào?

  • Hiện nay, trên thế giới người ta sử dụng rất nhiều cách tính thời gian khác nhau, chủ yếu được quy vào 3 loại: âm lịch, dương lịch và âm dương lịch. Việt Nam thường sử dụng loại “âm lịch” (hay còn được gọi là nông lịch). Thực ra, đó chính là âm dương lịch, không còn đơn thuần là âm lịch như bạn nghĩ.
  • Thời tiết thay đổi nóng – lạnh trong năm là do Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng thì thời tiết sẽ thay đổi nóng sang lạnh 1 lần. Trái Đất quay 1 vòng quanh Mặt Trời chính là cơ sở để hình thành nên dương lịch. Bởi vậy, người ta dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch cho phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, có nghĩa là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà có sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch, nên còn gọi là âm dương lịch.
  • Năm dương lịch thường được tính bằng khoảng thời gian trái đất quay 1 vòng xung quanh mặt trời, thường là 365,2422 ngày (chính xác là 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta sẽ tính chẵn 365 ngày là 1 năm dương lịch. Do trong 365 ngày sẽ có 12 lần mặt trăng tròn rồi lại khuyết nên người ta chia 1 năm thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành 2 loại là tháng đủ (có 31 ngày) và tháng thiếu (có 30 ngày).
  • Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng lại chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vào sẽ vừa đủ 365 ngày, đó là 1 năm dương lịch bình thường. Nhưng còn dư mỗi năm 5 giờ 48 phút 46 giây, trong suốt 4 năm liền, số dư đó cộng lại sẽ vừa bằng 1 ngày, và 1 ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy sẽ gọi là “năm nhuận”, thường có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận sẽ có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy được gọi là với tên là “ngày nhuận”.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được âm lịch là gì và cách tính năm âm lịch, dương lịch, năm nhuận,… một cách chính xác rồi phải không nào? Đồng thời, bạn đã có thể lên kế hoạch cho tương lai một cách rõ ràng, chi tiết nhất mà không phải lo lắng gì nữa rồi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *