Bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi Cây láp là cây gì, Cây láp, Trục láp xe tải, Láp xe tải, Trục láp ô tô tiếng Anh là gì, Cây láp nghĩa là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Cây láp là gì

Cây láp là cây gì, cây láp là một bộ phận giữ một vai trò quan trọng đến khả năng vận hành của xe, có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ sức mạnh hộp số đến các đến trục bánh xe.
Cây láp là bộ phận truyền lực đẩy hay kéo từ hộp số ra bánh xe, nằm trên hệ thống dẫn động với nhiệm vụ truyền lực. Đây là một trong những bộ phận cực kì quan trọng và cần thiết để xe chạy với chất lượng tốt nhất trên mọi nẻo đường. Trong quá trình sử dụng, xe sẽ không thể tránh khỏi những hỏng hóc và việc thay thế những phụ tùng quan trọng này là điều rất quan trọng để bảo vệ sự an toàn cho mọi tay lái.

Trục láp là gì ?

Trục láp hay còn gọi là cây láp là chi tiết dùng để truyền mô men xoắn từ truyền lực chính đến bánh xe chủ động. Sử dụng cho loại xe có hệ thống treo phụ thuộc, cầu liền. Truyền mô men xoắn từ cơ cấu vi sai tới bánh xe chủ động.

Cấu tạo của cây láp

+ Phần thân: Có dang trụ dài, một đầu được phay then hoa phân đều nhau trên toàn bộ trục để lắp ghép với bánh răng trong cầu chủ động, dạng răng của then hoa trong mối ghép này chủ yếu là dạng răng hình thang.
+ Phần tán trục: Còn gọi là mặt bích có dạng đĩa tròn trên có khoan lỗ lắp bu lông để bắt chặt với moay ơ bánh xe.

Cau-tao-cua-cay-lap

Điều kiện làm việc của trục láp

Trục láp (cây láp) luôn chịu tải trọng động, tải trọng thay đổi của xe và hàng hoá, điều kiện khai thác ảnh hưởng tới các yếu tố như mô men xoắn, lực dọc trục, nên để đảm bảo cho sự làm việc của trục láp (cây láp), yêu cầu về kết cấu cũng như về cộng nghệ của trục láp (cây láp) phải đạt được những tiêu chuẩn về công nghệ như sau.
+ Có độ bền, độ cứng và chịu mòn cao.
Các bề mặt làm việc của then hoa cần đạt độ chính xác gia công và độ bóng
cao.
+ Các mối hàn phải chịu mô men xoắn, uốn, đủ bền.( nếu sử dụng phương pháp hàn tán vào trục ).
+ Chịu được tải trọng động, dao động trong quá trình xe chạy.
+ Giá thành chế tạo rẻ.
Do những yêu cầu về kết cấu và tiêu chuẩn về công nghệ nên vật liệu chế tạo chi tiết và yêu cầu kỹ thuật được chọn làm sao để đáp ứng được với độ bền cũng như ổn định trong quá trình làm việc.
-Vật liệu chế tạo.
+ Thường vật liệu chế tạo trục láp (cây láp) là thép cán hoặc rèn, thép các bon trung bình và thép hợp kim 40Cr ; 40Cr-Ni … hoặc thép hợp kim thường 30, 40.
+ Thường dùng vật liệu là thép hợp kim do đặc tính công nghệ cao hơn thép các bon.

Các thông số kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của trục láp

Các thông số kỹ thuật quan trọng trục láp

Bao gồm các bề mặt lắp ghép như phần then hoa phải được gia công đạt độ cứng và độ bóng cao đảm bảo yêu cầu làm việc. Lỗ tán trục để nối bu lông với moay ơ bánh xe chịu mô men xoắn lớn do vậy cần phải được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra còn kể đến ngõng trục để lắp gép với vòng bi cung phải được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật.

Yêu cầu kỹ thuật trục láp

Để có thể làm việc ổn định và dài lâu trong quá trình khai thác. Khi chế tạo trục láp (cây láp) cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

1. Vật liệu:

Thép 40 X, 40, 40 P, 40 XRTP, 35 XRC, 30 XRC A.

2. Nhiệt luyện:

Sau tôi và ram, độ cứng của thân trục láp (cây láp) phải đạt từ (30 -39) HRC, của mặt then hoa đạt từ (40 – 47) HRC. Đối với loại trục láp (cây láp) được tôi cao tần độ cứng mặt ngoài phải đạt từ (45 – 55) HRC, phần trong lõi từ (155 – 241) HB độ sâu thấm tôi đạt từ (3  6) mm. Độ cứng của mặt bích không nhỏ hơn 23 HRC.

3. Tổ chức kim loại của trục láp (cây láp):

Sau khi nhiệt luyện và điều chất xong phải có lớp hoá cứng sau khi ram là trustit – xooc bít phần trong lõi (từ tâm đến 3/4 bán kính vòng tròn do chân then hoa tạo thành) cho phép có pheclít.

4. Độ bóng:

Độ bóng mặt trong của mặt bích không được nhỏ hơn 5.
Độ bóng phần thân (trừ đoạn lắp ghép) phải đạt 3 hoặc không gia công.
Độ nhẵn của mặt định tâm ở vòng đỉnh then hoa không < 7.
Độ nhẵn của mặt chân và 2 bên then hoa không < 5.
Độ nhẵn phần cổ trục lắp ghép với ổ và phớt không < 7.

5. Mặt trong của mặt bích phải vuông góc với đường tâm của trục láp (cây láp), độ đảo của vòng ngoài mặt đầu của mặt bích < 0,1mm.

6. Độ đảo hướng tâm của mặt định tâm ngoài và trong của then hoa đối với đường tâm trục không được lớn hơn 0,2 mm.

7. Độ đảo hướng tâm của mặt thân ở đoạn giữa trục so với đường trục không lớn hơn 1,8mm.

8. Sai lệch của khoảng cách tâm giữa 2 lỗ bắt bu lông trên mặt bích không lớn hơn 0,12 mm.

9. Bề mặt của trục láp (cây láp) sau gia công cơ khí không được có các khuyết tật như gấp nếp, lõm, vẩy đen, nứt, vết dập, vết xước vv.

10. Phần giữa của trục láp (cây láp) không gia công cho phép có vết do mài để tẩy ba via, tẩy vết nứt, vết dập, vết xước. Trên cùng 1 mặt cắt ngang không có 2 vết mài có 2 mặt mài giáp nhau có 1 góc nhọn.

Các hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng chi tiết trục láp (cây láp)

Các dạng hư hỏng cây láp

1. Lồi lõm, xước, toét, bề mặt tán trục.
2. Trục bị cong ( đối với trường hợp trục láp (cây láp) chịu tải trọng).
3. Mặt tán trục bị vênh.
4. Mòn các then hoa.

Nguyên nhân hư hỏng của trục láp

Trong quá trình làm việc do trục láp (cây láp) chịu tác dụng của tải trọng động và mô men xoắn ,việc bôi trơn tương đối khó khăn nên hay xảy ra mài mòn ở các bề mặt ma sát như phần then hoa, các bề mặt lắp ghép bằng bu lông phần tán trục do lâu ngày dễ sinh ra độ dơ gây tải trọng động làm toét lỗ tán hay cong vênh tán trục. Do các chi tiết chế tạo không chính xác, lắp ghép không chuẩn, vật liệu kém…

Các biện pháp phục hồi các hư hỏng

1. Cong thân bán trục: ép bằng búa hơi.
2. Cong vênh, toét tán trục: Nắn sửa cong vênh, hàn đắp, tiện lại , khoan lỗ tán.
3. Mòn, gãy then hoa: tiện bỏ phần then hoa cũ, hàn đắp sau đó phay lại then hoa.
4. Mòn các then hoa:
– Làm sạch các mặt then hoa cho tới khi thấy rõ ánh kim loại (bàn chải thép).
– Hàn đắp đoạn trục then hoa.
– Kiểm tra mặt lỗ tâm, cần thì sửa lại.
– Tiện đoạn trục vừa đắp.
– Phay 16 then hoa.
– Làm nhẵn các cạnh sắc và sạch mạt kim loại.
– Tôi then.
5. Mòn lỗ côn trên tán trục:
– Hàn đắp đầy các lỗ mòn.
– Kiểm tra độ đảo của trục láp (cây láp), cần thì nắn sửa.
– Tiện khoả hai mặt đầu tán trục.
– Khoan và khoét vát mép lỗ 390.

Các phương pháp phục hồi cây láp

Hiệu quả và chất lượng phục hồi chi tiết phụ thuộc một cách đáng kể vào phương pháp công nghệ được sử dụng để gia công. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hồi chi tiết khác nhau cho phép không chỉ hoàn trả các hình dạng và tình trạng kỹ thuật ban đầu mà còn có thể đạt được chất lượng tốt hơn chi tiết nguyên thuỷ. Để phục hồi trục láp (cây láp) ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:

Phục hồi chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa chữa:

Để phục hồi người ta sử dụng rộng rãi các dạng gia công cơ như: khoan, tiện, phay … Gia công chi tiết dưới kích thước sủă chữa được sử dụng rộng rãi để phục hồi các chi tiết của ôtô.

Phương pháp này có ưu điểm:

– Qui trình công nghệ và trang thiết bị sử dụng đơn giản.
– Hiệu quả kinh tế cao.
– Duy trì tính lắp lẫn của các chi tiết trong giới hạn của kích thước sửa chữa nhất định.
Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm sau:
– Làm tăng danh mục của phụ tùng thay thế
– Làm phức tạp các quá trình ghép bộ các chi tiết, lắp cụm và bảo quản chi
tiết.
– Ngoài việc thay đổi kích thước làm giảm một cách đáng kể thời hạn phục vụ của chi tiết.

Phục hồi bằng phương pháp sử dụng chi tiết phụ

Sử dụng chi tiết phụ nhằm mục đích bù hao mòn của các bề mặt làm việc của chi tiết cũng như thay thế các phần bị hao mòn hay bị hư hỏng của nó. Sử dụng phươg pháp này có ưu điểm sau:

Qui trình công nghệ và trang thiết bị đơn giản, có thể phục hồi lại nguyên hình dạng và kích thước của chi tiết lẫn đặc tính kỹ thuật của chi tiết, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là chi phí vật liệu lớn để chế tạo các chi tiết sửa chữa phụ, ngoài ra có nhiều trường hợp đưa đến làm giảm độ bền cơ học của chi tiết phục hồi và làm phức tạp trong lắp lẫn.

Lựa chọn phương án phục hồi:

Phương pháp và quy trình công nghệ phục hồi chi tiết đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô. Giải quyết tốt vấn đề phục hồi có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là với công tác sửa chữa của các xí nghiệp sửa chữa.
Việc lựa chọn phương pháp phục hồi phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu công nghệ và điều kiện làm việc của chi tiết, giá trị hao mòn, các đặc điểm của công nghệ phục hồi có ảnh hưởng quyết định đến tuổi thọ chi tiết và giá thành phục hồi.
Với trục láp (cây láp) có đặc điểm kết cấu và điều kiện làm việc như đã trình bày ở trên. Để đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật đặt ra và đơn giản trong quá trình sửa chữa, đồng thời đảm bảo tuổi thọ cần thiết và giá thành sửa chữa nhỏ nhất ta chọn phương pháp phục hồi trục láp (cây láp) theo phương pháp kích thước sửa chữa và thông thường tiến hành hàn đắp sau đó tiến hành khoan hoặc khoét, tiện và phay.

 Trên đây là giới thiệu và giải thích về cây láp là gì? Mong rằng khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về cây láp và có những hiểu biết thêm về những kiến thức thú vị của cuộc sống cùng Ô hay nhé.