Top 6 Mẹo chăm sóc da cơ bản cho bé bất chấp thời tiết mẹ cần nắm
Da của trẻ sơ sinh thường mỏng và yếu hơn nhiều so với da của người trưởng thành, chính vì vậy chúng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong 4 tuần đầu sau sinh. Lớp mỡ dưới da của bé chưa hoàn thiện, da của trẻ cũng có lượng nước cao và dễ mất nước hơn nên bạn cần đặc biệt chú trọng khi chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng khiến làn da con khó thích nghi dễ bị dị ứng, khô nẻ khi chuyển mùa, lúc nào ba mẹ cần chú ý những mẹo chăm sóc da cơ bản để đồng hành cùng con.
Mục Lục Bài Viết
Ưu tiên chống nắng cho bé
Nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng lâu, nhất là thời điểm bức xạ tia cực tím đạt đỉnh điểm từ 10 – 14 giờ. Lúc này, mẹ nên tránh cho bé ra ngoài trời, nếu bắt buộc phải hoạt động bên ngoài hãy chú ý che chắn cẩn thận cho bé, đứng ở bóng râm và hạn chế tối đa nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu phải đi ra ngoài cùng cha mẹ thì cần được che chắn bằng nón rộng vành, quần áo dài tay màu nhạt, hoặc được quấn bé trong chiếc khăn bông có chức năng kháng khuẩn, ngăn tia cực tím. Ngoài ra, các mẹ nên chọn lựa và sửa dụng các sản phẩm kem chống nắng cho trẻ em để bảo vệ tối đa da của trẻ dưới tác hại của tia UVA/UVB.
Tắm rửa và làm sạch da đúng cách
Trong thời gian rụng rốn, mẹ chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo da bé bị khô. Nếu bé ra mồ hôi, hãy dùng loại khăn sữa thật mềm mịn để lau cho bé. Ở giai đoạn này, mẹ không cần tắm cho bé quá thường xuyên tránh cho bé bị dị ứng hoặc bị nhiễm lạnh khi tắm.
Từ 6 tháng tuổi, da bé đã cứng cáp hơn và bé cũng bắt đầu thích vận động nhiều, lúc này mẹ có thể tắm cho bé 1 lần mỗi ngày bằng nước ấm để hạn chế nhiễm lạnh. Chú ý lau kĩ mồ hôi và lau khô sau tắm những vùng như: cổ, nách, cổ tay, cổ chân, mông và kẽ mông để bảo vệ da của bé không bị hăm, rôm sảy hoặc nổi mẩn.
Mẹ cần chú ý nên tắm cho bé tại nơi kín gió và thời gian tắm tối đa 10 phút. Nước tắm dành cho trẻ nên giữ ở mức nhiệt độ khoảng 38 độ C để tránh gây tổn thương cho da. Đặc biệt không được chà xát quá mạnh sẽ gây thương vùng da bị mẩn ngứa, tránh nhiệt độ cao quá lâu mất cân bằng độ ẩm làm cho tổn thương nhiều hơn. Sau đó quấn bé bằng khăn bông to, không quá dày nhưng phải có khả năng thấm hút tốt, không bị xổ lông hay phai màu. Lưu ý nếu chọn khăn không kỹ lưỡng, bé có thể bị mắc các bệnh ngoài da và bệnh đường hô hấp vì hít phải bụi bông của khăn. Thời điểm tắm tốt nhất cho bé là vào 16h chiều khi trời đã bớt nóng nhưng vẫn chưa gió nhiều như buổi tối.
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, bố mẹ nên chọn cho con một “người bạn đồng hành” thân thiện. Theo đó, các sản phẩm chăm sóc da cơ bản bé cần là dầu gội và sữa tắm chuyên biệt cho trẻ được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, có thành phần hữu cơ dịu nhẹ, có độ pH trung tính dành riêng cho trẻ nhỏ, đã được chứng minh an toàn để làm sạch các chất bẩn mà không gây cay mắt, khô hay kích thích da để bé có một làn da sạch sẽ và khỏe mạnh. Mẹ tuyệt đối không sử dụng bất kỳ các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hương liệu vì dễ khiến làn da bé bị khô và dị ứng. Đừng tiếc rẻ mà chọn những sản phẩm khiến mẹ không an tâm và làm bé khó chịu nhé.
Với kem dưỡng ẩm, mẹ không nên chọn các loại kem có mùi thơm nồng, đặc biệt là không chứa paraben hay phthalates. Thay vào đó mẹ nên chọn cho con loại kem dưỡng ẩm có chứa các loại tinh dầu làm mềm da từ thiên nhiên như tinh chất jojoba, hướng dương hay dầu từ hạt quả mơ cũng có tác dụng làm mềm da rất tốt. Da trẻ sơ sinh rất dễ bị khô, cả trong thời tiết mùa hè ấm áp hay trong điều kiện khí hậu khô lạnh. Thoa kem dưỡng ẩm cho con hàng ngày, đặc biệt là sau khi tắm là việc bạn nên làm để giữ ẩm làn da cho con. Nhất là ở điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm như nước ta, da bé dễ bị mẩn đỏ, dị ứng và bị hăm nên mẹ cần chú ý vấn đề này nhé.
Ngoài ra, bên cạnh bộ sản phẩm tắm gội và dưỡng cơ bản, mẹ cần trang bị thêm các loại kem chuyên biệt cho từng vùng da cũng như các vấn đề về da của con như: Kem ngăn ngừa và giảm hăm tã cho trẻ sơ sinh; Kem giảm, ngăn ngừa cứt trâu, viêm da tiết bã…
Thay bỉm mỗi 4 tiếng/lần
Dù là trời nắng nóng hay lạnh, mẹ cũng nên thay bỉm đều đặn cho con mỗi 4 tiếng, rửa sạch mông bằng nước ấm, lau khô, thoa kem chống hăm trước khi đóng chiếc mới. Mặc bỉm suốt 24h chắc chắn sẽ khiến bé khó chịu, vậy nên mỗi ngày, mẹ nên cho da bé “thở” ít nhất vài tiếng. Mẹ cũng nên chọn loại bỉm mỏng thoáng, thấm hút và kháng khuẩn tốt, không gây kích ứng cho da bé và có vách chống trào hai bên. Chú ý các loại bỉm khi mặc vào bé hoạt động mà không thấy khó chịu, không bị hăm và đặc biệt là bé yêu thích thì mẹ nên ưu tiên sử dụng.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Mẹ nên đa dạng thức ăn cho trẻ, cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng khi đang tổn thương nặng như hải sản. Nên rèn cho trẻ có thói quen uống nước thường xuyên. Khi có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa hoặc dị ứng thì nên đi khám bệnh để được tư vấn kịp thời chứ không nên tự ý dùng thuốc. Chế độ ăn bổ sung chất xơ và vitamin rất tốt cho bé bên cạnh việc nạp đạm, chất béo quá nhiều và quá sớm cho trẻ. Cơ thể đủ nước, vitamin, khoáng chất cũng giúp da trẻ hồng hào, trắng xinh hơn rất nhiều. Ngoài các lưu ý trên, mẹ cũng cần hạn chế sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi để hạn chế tình trạng khô da ở trẻ. Nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu cotton rộng, thoáng, hạn chế mặc quần áo sợi bông, sợi len sẽ kích ứng cho da. Cắt ngắn móng tay, mang vớ tay để tránh trẻ gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Hãy hiểu về da của con
Làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm hơn da của người trưởng thành, chúng cũng phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài theo cách nhạy cảm hơn. Đó là lý do tại sao làn da của con cần được chăm sóc đặc biệt cũng như khác biệt hoàn toàn so với chúng ta. Mùa nắng nóng gay gắt nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: viêm tuyến bã nhờn, rôm sảy, mẩn đỏ, hăm kẽ, chốc lở, mụn nước, u nhọt… ở trẻ càng tăng. Trong khi với tiết trời mùa Đông lạnh, không khí hanh khô kết hợp với độ ẩm thấp là nguyên nhân chính khiến làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị tổn thương bởi các bệnh lý như khô nẻ, chàm sữa, ngứa, vảy nến….
Lớp da ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng) thì mỏng hơn và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn so với da người lớn. Tuyến mồ hôi và bã nhờn chưa hoàn thiện khiến da bé dễ bị tổn thương hơn. Từ những điều này có thể thấy hàng rào bảo vệ da của bé khá mỏng manh. Da bé dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tia UV, các loại hạt hóa học, các tác động vật lý, vi sinh vật từ môi trường bên ngoài cũng như những thay đổi thời tiết khắc nghiệt.
Chính vì thế, ba mẹ rất nên chú trọng trong việc chăm sóc da cho bé.