Top 11 Sai lầm phổ biến khi dọn dẹp nhà cửa khiến nhà càng dọn càng bẩn

Chúng ta thường dành cuối tuần để dọn dẹp, giặt giũ lại ngôi nhà của mình. Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng vì sao càng dọn mọi thứ lại càng bẩn? Tường càng lau càng bụi, kính càng lau càng bị ố vệt thêm..? Hãy cùng SilDeal.vn giải mã và điểm danh top những sai lầm khi dọn dẹp nào mà khiến nhà dọn mãi chẳng sạch
ngay nhé!

Lau tất cả chỉ bằng một chiếc khăn

Sai lầm thường gặp nhiều nhất chính là chỉ dùng một chiếc khăn hoặc miếng bọt biển để lau đi lau lại mọi thứ trong nhà. Dù cho bạn có dùng các dung dịch tẩy rửa mạnh thế nào thì việc chỉ dùng một chiếc khăn lau để dọn dẹp thì bụi, vi khuẩn cũng sẽ lì lợm mãi không đi từ nơi này sang nơi khác.

Cách khắc phục thì quá đơn giản, bạn chỉ cần phân ra mỗi khu vực cần lau dọn như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, bàn ghế, sàn nhà… – bằng mỗi chiếc khăn lau khác nhau và nếu bẩn đến độ không thể lau được nữa thì hãy cho chúng vào thùng rác và thay chiếc khăn mới ngay nhé!

Dù cho bạn có lựa chọn lau chùi bằng dung dịch tẩy rửa mạnh nhưng chỉ dùng một miếng khăn lau thì sẽ khiến căn nhà càng thêm bụi bẩn
Dù cho bạn có lựa chọn lau chùi bằng dung dịch tẩy rửa mạnh nhưng chỉ dùng một miếng khăn lau thì sẽ khiến căn nhà càng thêm bụi bẩn
Hãy phân ra mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau theo từng khu vực dọn dẹp
Hãy phân ra mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau theo từng khu vực dọn dẹp

Lau dọn theo cách từ dưới lên trên

Làm sạch từ dưới lên sai lầm rất dễ mắc khi dọn dẹp nhà cửa của nhiều người. Nếu bạn lau, quét, hút bụi sàn nhà rồi mới bắt tay vào lôi tủ, kệ, đồ đạc.. ra dọn dẹp hay lau bàn ghế, quét bụi thì hiển nhiên bụi bẩn sẽ rơi trở ngược xuống sàn nhà. Kết quả là bạn phải lau quét lại sàn một lần nữa.

Hãy ưu tiên dọn dẹp theo cách từ trên xuống dưới để đỡ mất công sức và thời gian. Bắt đầu với những vị trí trên cao trước như cửa số, bàn, các quầy kệ, ghế, cuối cùng là lau quét sàn nhà.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi dọn dẹp là lau quét sàn nhà trước rồi mới lau vật dụng ở vị trí cao khiến cho sàn nhà lại bẩn tiếp
Rất nhiều người mắc sai lầm khi dọn dẹp là lau quét sàn nhà trước rồi mới lau vật dụng ở vị trí cao khiến cho sàn nhà lại bẩn tiếp
Nếu hút bụi trước rồi mới lau cửa sổ, bàn ghế... sẽ chỉ làm bụi bẩn rơi ngược xuống sàn và bạn sẽ phải tốn công lau lại lần nữa
Nếu hút bụi trước rồi mới lau cửa sổ, bàn ghế… sẽ chỉ làm bụi bẩn rơi ngược xuống sàn và bạn sẽ phải tốn công lau lại lần nữa

Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt vật dụng

Việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn. Lý do là bởi bụi gặp chất lỏng sẽ dễ bám vào bề mặt vật dụng hơn.

Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chất rửa mà còn ngăn vết bẩn đọng lại.

Việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn
Việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn
Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc.
Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc.

Quên làm sạch các dụng cụ cọ rửa

Quên làm sạch các dụng cụ cọ rửa sẽ khiến chất bẩn bám mãi trên dụng cụ. Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn… vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại và sinh sôi vi khuẩn. Và những vi khuẩn đó lại tiếp tục dính lên bề mặt nhà vệ sinh, bề mặt vật dụng vào lần chà rửa tiếp theo.

Cách khắc phục là sau khi dùng, hãy rửa/ giặt sạch và phơi khô dụng cụ cọ rửa trước khi đem cất.

Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn... vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại trong lông bàn chải.
Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn… vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại trong lông bàn chải.
Hãy rửa sạch và phơi khô bàn chải cọ toilet, dụng cụ cọ rửa... sau đó mới để lại vị trí cũ
Hãy rửa sạch và phơi khô bàn chải cọ toilet, dụng cụ cọ rửa… sau đó mới để lại vị trí cũ

Không làm sạch máy hút bụi sau mỗi lần sử dụng

Bạn sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhà cửa, nhưng bạn lại quên làm sạch nó sau khi sử dụng. Rác, bụi bị nén lại trong máy lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chức lượng của máy.

Vì thế, để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi và dọn dẹp sạch sẽ hơn hãy nên dọn sạch rác, tóc, bụi khỏi túi lọc và lau chùi máy sau mỗi lần sử dụng.

Không làm sạch máy hút bụi sau mỗi lần sử dụng
Không làm sạch máy hút bụi sau mỗi lần sử dụng
Để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi, hãy nên loại bỏ rác, tóc, bụi khỏi túi lọc sau mỗi lần sử dụng.
Để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi, hãy nên loại bỏ rác, tóc, bụi khỏi túi lọc sau mỗi lần sử dụng.

Sử dụng khăn lau lông

Khi dọn dẹp các bạn thường mắc sai lầm khi chọn loại khăn lông vì cảm thấy nó mềm và sẽ dễ lau sạch. Nhưng thực tế lau bằng khăn lông thường dễ phát tán bụi từ bề mặt này sang bề mặt khác. Vì những sợi lông bị rụng từ chiếc khăn có thể dính lại trên bề mặt vật dụng và càng lau lông từ khăn sẽ càng dính thêm.

Thay vào đó, hãy thử dùng vải sợi nhỏ, không có lông vì loại vải này sẽ giúp dễ dàng lau đi các vết bụi bản mà không làm vệt ố sang những bề mặt khác.

Hãy chọn loại khăn vải không bị xù lông để lau dọn vật dụng
Hãy chọn loại khăn vải không bị xù lông để lau dọn vật dụng
Nhiều người dùng loại khăn dễ bị xù lông để lau khiến bề mặt vật dụng bị dính các vệt lông và càng lau càng bẩn
Nhiều người dùng loại khăn dễ bị xù lông để lau khiến bề mặt vật dụng bị dính các vệt lông và càng lau càng bẩn

Không phủi bụi vật dụng trước khi lau chùi

Trước khi lau rửa bất kỳ vật dụng nào bạn cần phải lau bụi trước với khăn khô hoặc đồ quét bụi. Vì nếu bạn quên phủi bụi trên bất kỳ đồ vật nào mà lại xịt ngay chất tẩy rửa vào thì nó sẽ trở thành một đống chất lỏng đầy bụi bẩn.

Bạn hãy dùng chổi quét bụi loại bỏ bớt bụi bẩn trước khi xịt các chất tẩy rửa ướt để dọn dẹp. Việc này giúp dọn dẹp hiệu quả hơn, dọn rác bụi trước và sau đó là lau lại bằng khăn ướt.

Không phủi bụi vật dụng trước khi lau chùi sẽ khiến nó biến thành một đống chật lỏng đầy bụi bẩn và khó lau chùi hơn
Không phủi bụi vật dụng trước khi lau chùi sẽ khiến nó biến thành một đống chật lỏng đầy bụi bẩn và khó lau chùi hơn
Sử dụng chổi quét bụi hoặc khăn khô để lau bụi tước lau với khăn ướt
Sử dụng chổi quét bụi hoặc khăn khô để lau bụi tước lau với khăn ướt

Sử dụng xà phòng rửa chén để lau mọi thứ

Tuy xà phòng rửa chén có công dụng tẩy rửa dầu mỡ này rất mạnh, nhưng nó vẫn để lại những dấu vệt trên các bề mặt không phải là đĩa và cốc. Với những đồ vật bằng nhựa hay cửa sổ và gương xe ô tô thì bạn nên tránh việc lau chùi bằng xà phòng rửa chén. Hãy dùng loại xà phòng chuyên dụng cho các vật dụng để đảm bảo chất lượng của đồ vật và dọn dẹp có hiệu quả.

Ngoài ra việc dùng nước rửa chén để lau nhà cũng là sai lầm phổ biến. Điều này có thể gây hại đến sức khỏe do khi pha nước rửa chén để lau nhà chúng ta sẽ hít phải một lượng lớn các chất hóa học độc hại từ nước rửa chén và nó cũng khiến sàn nhà bị trơn và để lại các dấu vệt trên sàn.

Xà phòng rửa ché chỉ nên sử dụng để rửa chén
Xà phòng rửa ché chỉ nên sử dụng để rửa chén
Sử dụng nước rửa chén để lau chùi tất cả vật dụng trong nhà sẽ khiến không lau sạch mà còn bị các vệt ố và hít vào nhiều chất độc hại
Sử dụng nước rửa chén để lau chùi tất cả vật dụng trong nhà sẽ khiến không lau sạch mà còn bị các vệt ố và hít vào nhiều chất độc hại

Không lau chùi tủ lạnh

Một trong những vật dụng chứ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ nhất trong ngôi nhà chính là tủ lạnh. Vì vậy khi dọn dẹp bạn có thể xịt cho tủ lạnh một chút chất khử mùi, nhưng cũng không làm sạch hoàn toàn được những bộ phận quan trọng nhất. Bnj có thể dùng máy hút và bàn chải để vệ sinh các cuộn dây, tấm lưới, tấm lọc phía sau tủ lạnh hường xuyên để đảm bảo sạc sẽ.

Việc dọn dẹp tủ lạnh kỹ lượng không chỉ giúp tủ lạnh bảo quản được đồ ăn tốt hơn mà còn giúp tiết kiệm được được tiền điện. Hãy dọn dẹp cá chi tiết nhỏ như ngóc ngách và các kẹt nhỏ vì bụi bẩn thường bám nhiều ở đó và chúng ta thường không để ý dọn dẹp.

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để bảo quản đồ ăn tốt hơn cũng như chất lượng của tủ lạnh
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để bảo quản đồ ăn tốt hơn cũng như chất lượng của tủ lạnh
Vệ sinh tủ ở những chi tiết nhỏ và thường xuyên xịt khử mùi cho tủ lạnh
Vệ sinh tủ ở những chi tiết nhỏ và thường xuyên xịt khử mùi cho tủ lạnh

Không để ngâm mà giặt rửa ngay

Đa số các bạn thường rất vội vàng nên chỉ nghĩ rằng đổ chất tẩy rửa vào thì rất nhanh bụi bẩn, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Nhưng thực tế không phải chỉ xịt lên và lau ngay là cách dọn dẹp hiệu quả. Các sản phẩm tẩy rửa thương mại thường có thời gian ngâm gợi ý để cho phép các chất tẩy làm mềm bụi bẩn. Thời gian khuyến nghị thường được ghi trên nhãn và thường chỉ là một hoặc hai phút đối với hầu hết các lần xịt… và nhờ vậy mà nó có tác dụng dọn sạch sâu và dễ dàng hơn.

Ví dụ như khi bạn giặt thảm, mền gối và tẩy vết bẩn do vật nuôi sẽ cần nhiều thời gian ngâm tẩy hơn trước khi giặt hoặc các loại xịt lau cần thời gian đủ để làm tan các vết bẩn. Điều này giúp các chất bẩn tan ra để khi giặt sẽ nhanh và sạch hơn.

Hãy ngâm các vật dụng trong thời gian khuyến khích để vết bẩn tan ra giúp lau chui và giặt giũ nhanh hơn
Hãy ngâm các vật dụng trong thời gian khuyến khích để vết bẩn tan ra giúp lau chui và giặt giũ nhanh hơn
Vài sản phẩm tẩy rửa cần thời gian đủ để làm mềm các vết bẩn cứng đầu
Vài sản phẩm tẩy rửa cần thời gian đủ để làm mềm các vết bẩn cứng đầu

Bỏ qua mền gối, rèm cửa

Gối, mền là nơi trú ngụ của cả ngàn hạt bụi, tế bào da,.. Vì vậy bạn nên giặt giũ gối mền và các vật dụng bằng vải khác thường xuyên. Bó rất dễ bám bụi và ủ vi khuẩn mà chúng ta cứ tưởng là sạch.

Rèm cửa, đặc biệt là rèm phòng tắm lại được cho là tích tụ nhiều sản phẩm và chất bẩn hơn cả. Hãy thường xuyên giặt giũ mền gối, rèm cửa, những thứ tiếp xúc trực tiếp đến bạn.

Thường xuyên giặt mền, rối, rèm cửa vì trên bề mặt vải là nơi dễ tích tụ các chất bẩn nhiều nhât
Thường xuyên giặt mền, rối, rèm cửa vì trên bề mặt vải là nơi dễ tích tụ các chất bẩn nhiều nhât
Mèn gối chứ các vi khuẩn từ bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi,.. dần sinh ra các vi khuẩn bám lâu
Mèn gối chứ các vi khuẩn từ bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi,.. dần sinh ra các vi khuẩn bám lâu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *