Top 10 Mẹo bảo quản thực phẩm trong mùa hè nắng nóng
Mùa hè nắng nóng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thức ăn của chúng ta không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu, là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nếu chúng ta không may ăn phải sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những nguyên tắc vào bảo quản thực phẩm trong mùa nóng. Hãy cùng SilDeal tham khảo nhé!
Mục Lục Bài Viết
Bảo quản cơm nguội tránh bị thiu
Việc nấu nhiều cơm và bỏ cơm sẽ rất lãng phí, do đó tốt nhất là nấu cơm đến đâu thì ăn đến đó. Tuy nhiên, nếu không may có bữa nào đó bạn nấu thừa cơm thì không nên vội bỏ đi, mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cơm nguội tránh bị thiu vào thời tiết mùa hè.
Cách bảo quản cơm:
- Vo gạo thật sạch (tốt nhất vo 3 lần) trước khi nấu cơm.
- Cho giấm vào khi nấu cơm: Trong khi nấu cơm, bạn hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2ml giấm cho 1,5kg gạo. Đảm bảo khi ăn, cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.
- Cho cơm vào tủ lạnh: Sau khi ăn cơm xong, bạn hãy cho phần cơm còn lại vào hộp kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Đến bữa sau chỉ việc lấy ra hấp lại là được.
- Để chỗ thoáng mát: muốn để cơm lại cho bữa sau, lưu ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm. Sau đó để cơm chỗ thoáng mát, đậy lại bằng rổ thưa. Không đậy kín trong hộp hoặc để nguyên trong nồi nếu không cơm rất nhanh thiu.
- Trước khi nấu cơm phải lau chùi nồi cơm điện thật sạch và khô ráo
- Chỉ dùng thìa riêng để gới cơm chữ không nên dùng lộn xộn.
Rau củ quả trái cây
Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và ngăn ngừa trái cây, rau quả bị thối rữa nhanh chóng. Không những vậy bảo quản sai cách còn làm mất đi chất dinh dưỡng cũng như phát sinh nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.
Dưới đây là một số cách bảo quản các loại rau củ quả các chị em nội trợ cần lưu ý:
- Nấm: Lưu giữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì có thể bị chua và khô.
- Ớt chuông Đà Lạt: Có thể giữ được một thời gian ngắn trong tủ lạnh nhưng sẽ mất hàm lượng đường trong vài ngày.
- Bắp ngô: Rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng tốt hơn là dùng ngay để có được hàm lượng Vitamin tốt nhất.
- Xoài: Có thể giữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu lưu trữ quá lâu.
- Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày.
- Các loại quả vỏ cứng: măng cụt, sầu riêng… có thể giữ được trên một tuần.
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho vào ngăn đá.
Cách thực hiện:
- Thịt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 4-7 độ C
- Thời gian tối đa khi trữ các loại thịt: bò, cừu, dê từ 7 đến 10 ngày, lợn, gà, vịt khoảng 7 ngày, chim cút, chim bồ câu, thỏ từ 5 đến 7 ngày
- Cá: Nhiệt độ thích hợp từ 3-5 độ C, có thể lưu giữ trong 36 giờ. Trước khi lưu trữ, các bà nội trợ cần lưu ý: bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Thực phẩm đông lạnh
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -3000C, cấp đông với nhiệt độ -3600C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu thì một số enzym trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa…
Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10 – 15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn. Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh.
Bảo quản sản phẩm từ sữa
Những sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa, bơ là những món rất dễ hỏng nếu không được sử dụng ngay. Để bảo quản phô mai đúng cách mà không làm mất mùi vị của nó, bạn chỉ nên để phô mai trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc để ở nhiệt độ phòng nếu dùng hết trong ngày. Khi bảo quản ở ngoài bạn phải tránh nhiệt độ ẩm ướt. Nói chung là không được để nước dính vào các loại thức ăn này vì khi bị ẩm nước chúng lên nấm mốc rất nhanh gây phân hủy thức ăn khiến bạn phải đổ chúng đi mà không sử dụng được.
Cách thực hiện:
- Bạn nên mua các lọ thủy tinh, lọ nhựa có nắp đậy để đựng các sản phẩm chế biến bằng sữa nhằm bảo quản chúng một cách dễ dàng.
- Bọc phô mai bằng giấy nến, thêm một lớp giấy bạc rồi đem cất
- Để bảo quản sữa tươi, kem tươi lâu hơn, bạn cho chút xíu muối vào chai hoặc hộp đựng, với bơ thì nên đông lạnh để giữ được độ tươi.
Bảo quản thực phẩm khô
Đồ ăn khô như mì ống, ngũ cốc, các loại hạt rất dễ bị bở nếu để trong chạn tủ quá lâu. Nguyên nhân là sau khi ra khỏi bao, chúng hấp thụ độ ẩm trong không khí và dần mềm đi nếu không được bảo quản kĩ. Do đó bạn nên dùng hũ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản đồ ăn khô.
Cách thực hiện:
- Sau khi mua đồ ăn khô về, nên cho chúng vào hũ thuỷ tinh rồi cất vào ngăn tủ bếp ở xa bếp nhất để chúng không bị ẩm
- Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh
- Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín
Thức ăn sau khi nấu chín nhưng ăn không hết phải bảo quản như thế nào là đúng để ngày mai còn tiếp tục sử dụng lại. Không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Với thực phẩm đã được nấu chín có gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh nên cần phải biết cách bảo quản.
Cách thực hiện:
- Đun nóng lại thức ăn dư, để nguội trước khi đưa vào trong ngăn mát tủ lạnh
- Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cần đựng vào hộp riêng, đậy nắp kín
- Bảo quản thực phẩm chín ở trên, thực phẩm sống ở dưới để tránh bị nhiễm chéo
- Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để bảo quản thực phẩm tốt hơn
Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần.Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.
Cách thực hiện:
- Cho một ít xà phòng vào miếng mút mềm rồi tạo bọt, sau đó bắt đầu lau rửa nhẹ nhàng các kệ đựng thức ăn của tủ lạnh
- Các bạn có thể dùng nước ấm để việc dọn vệ sinh được thuận tiện hơn, nhưng lưu ý không nên để nước quá nóng để tránh làm nứt các ngăn tủ
- Sau đó đặt các ngăn tủ vào nơi khô, để cho ráo nước.
Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.
Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài. Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.
Bảo quản hải sản
Hải sản là một nhóm thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích vì nó không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Tuy nhiên hải sản cũng rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Vậy nên SilDeal sẽ gợi ý một số mẹo để bảo quản thực phẩm hải sản.
Cách thực hiện:
- Với các loại như sò, ốc, nghêu thì bạn chỉ cần cho chúng vào túi vải sạch sau đó vảy ít nước để giữ độ ẩm là có thể giữ chúng được 1 – 2 ngày bên ngoài mà không cần cho vào tủ lạnh
- Với các loại hải sản như hàu, điệp thì bạn nên cất vào những chiếc hộp và để riêng trong tủ lạnh.