Trong thời đại mới, thời đại công nghiệp 4.0 thì mọi từ ngữ gần như đều gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp này. Tuy nhiên, xuất hiện trong số đó là một vài từ có trường nghĩa ám chỉ hoàn toàn khác đó là Mị châu 4.0. Vậy Mị Châu 4.0 là gì? Cụm từ này có ý nghĩa sử dụng như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thêm nhiều thông tin liên quan đến mị châu 4.0.
Mục Lục Bài Viết
Mị Châu 4.0 là gì?
Cụm từ Mị Châu 4.0 là mọt cụm danh từ thường dùng để chỉ về những người ủng hộ và thần tượng các Idol nơi xứ người một cách mờ nhạt và mù quáng. Những người này có thể bất chấp việc những thần tượng của mình công khai đăng bài ủng hộ những điều sai trái, điều này gián tiếp làm hại và chống đối lại với đất của mình. Dù ở các bộ phim, hay các bài hát mà thần tượng các bạn thể hiện có nhắc đến những điều sai trái, trái với lịch sử nước nhà thì những con người này vẫn luôn ủng hộ và có phần phản bác lại quê hương mình chỉ để bảo vệ Idol ở nơi xa xôi kia.
Mị Châu 4.0 xuất hiện từ bao giờ?
Cụm từ Mị Châu 4.0 bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên qua các bài đăng, status trên mạng xã hội, các bình luận trên mạng xã hội vào khoảng năm 2020. Khi đó có một phim truyền hình của Trung Quốc góp mặt tham gia với những diễn viên từng chia sẻ trên trang cá nhân của họ về tấm bản đồ có chứa đường lưỡi bò khiến cho cộng đồng mạng phản đối và lên án kịch liệt, đòi tẩy chay các thần tượng này tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên những bạn fan hâm mộ, fan cuồng họ lại lên tiếng bảo vệ và cho rằng chuyện này là hết sức bình thường, bên cạnh đó còn trách móc cư dân mạng ở Việt Nam sao lại vô cớ đòi tẩy chay idol của họ. Chính từ đây, những fan hâm mộ mù quáng bất chấp cả lịch sử dân tộc đó được biết đến với cái tên mới là Mị châu 4.0.
Cụm từ Mị Châu 4.0 lại một lần nữa viral rộng khắp mạng xã hội khi nhà đài Trung Quốc tung trailer bộ phim tên là Quân đội Vương Bài (tên tiếng Trung là 王牌部队). Trong bộ trailer này đã xuất hiện các chi tiết xuyên tạc với lịch sử có liên quan đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam.
Được biết rằng, bộ phim Quân đội Vương Bài có các diễn viên tham gia là thần tượng nổi tiếng của một phần giới trẻ Việt Nam hiện nay như Hoàng Cảnh Du, Tiêu Chiến hay là Chung Sở Hi.
Đối chiếu với ghi chép và các dấu mốc lịch sử, rất nhiều người dân Việt đã lên tiếng phản ánh rằng bộ phim Quân đội Vương Bài có chứa những chi tiết hoàn toàn sai sự thật. Nó có những phân cảnh liên quan đến cuộc chiến đấu của quân và dân ta bảo vệ vùng biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc của Việt Nam vào năm 1979. Trước những bất bình về thông tin đó, khán giả Việt đồng loạt lên tiếng tố cáo phản đối, kêu gọi mọi người tẩy chay bộ phim này.
Biểu hiện của Mị châu 4.0
Hiện nay, một bộ phận các bạn trẻ “cuồng” thần tượng, idol đến mức có thể sẵn sàng công khai ủng hộ các idol của mình đóng những bộ phim nước ngoài mà trong đó có chứa các tình tiết trái với sự thật lịch sử. hành động này trực tiếp gây ảnh hưởng cho nước nhà. Những bạn trẻ fan cuồng này cho rằng, dù là phim ảnh hay nghệ thuật đều là những lĩnh vực không hề liên quan đến chính trị của hai nước với nhau.
Xuất hiện rầm rộ từ năm 2020, cụm từ “Mị Châu 4.0” là một cụm danh từ để ám chỉ và chỉ trích những bạn trẻ vì quá u mê thần tượng của mình mà bất chấp thể diện, không lên tiếng bảo vệ nước nhà. Gần đây nhất, cụm từ này lại một lần nữa làm dậy sóng khắp mạng xã hội khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (viết tắt là CCTV) tung trailer một bộ phim được trông đợi là Vương Bài chuẩn bị được phát sóng có chứa nhiều chi tiết xuyên tạc với ghi chép và chứng cứ lịch sử, có liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Qua tóm tắt bộ phim, bối cảnh được bộ phim xây dựng là khi Trung Quốc muốn thị uy quyền lực nhằm “dạy cho Việt Nam bài học”, đưa quân của họ sang xâm lược và đánh chiếm các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc của Việt Nam.
Trước sự kiện trên thì đại đa số khán giả Việt Nam đồng loạt lên tiếng đòi tẩy chay phản đối phát sóng bộ phim này thì đâu đó vẫn có một bộ phận không ít người trẻ vẫn tơ tưởng thần tượng hóa, ủng hộ và tôn vinh các diễn viên đóng bộ phim này, thậm chí họ còn buông lời gọi những chiến sĩ anh dũng của Việt Nam là “giặc”. Trên các fanpage, các hội nhóm có mục đích ủng hộ nghệ sĩ, các diễn viên trong phim, những bạn trẻ fan cuồng cũng công khai nhiều bình luận ủng hộ, có những bình luận nhận được hàng trăm lượt thích và đồng tình với quan điểm. Khi bị cư dân mạng phản ứng, những người thần tượng mù quáng này lập tức biện hộ rằng: “Nghệ thuật và phim ảnh là lĩnh vực không hề liên quan đến chính trị”, “bộ phim hay thì mình xem thôi” hay “với người dân Trung Quốc thì người Việt Nam không bị gọi là giặc thì gọi là gì?”, “chúng tôi xem phim chỉ để ủng hộ thần tượng của mình, đứng ở góc độ với thần tượng mà thôi”… thậm chí là “Đụng đến nước Trung Hoa, gần hay xa cũng thành giặc…”
Ngoài việc những con người này gọi cha ông ta đã dũng cảm hy sinh vì Tổ Quốc thiêng liêng là “giặc”, những “Mị Châu 4.0” này này còn thực hiện thả “tim”, “yêu thích” vào các bài đăng của thần tượng có khẳng định và ủng hộ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Instagram hay trang mạng Weibo. Hoặc những bài viết có chia sẻ về lịch sử quân sự của Trung Quốc – trong đó có chứa các dòng viết về cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Nam với Việt Nam, tức là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Việc các bạn trẻ mù quáng, quá thờ ơ với câu chuyện đằng sau những bộ phim“xâm lược văn hoá” hay mục đích “tẩy trắng tội ác của quân đội phía Trung Quốc trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc của Việt Nam năm 1979”, dẫn đến tư tưởng, suy nghĩ chưa đúng về lịch sử, những phát ngôn lệch lạc của những bạn fan này như một lời cảnh báo đáng e ngại về những lỗ hổng lớn kiến thức, cũng như một phần phai nhạt về lòng tự tôn đối với dân tộc Việt Nam.
Yêu nước cần bắt đầu từ đâu?
Tìm hiểu, tiếp nhận và thưởng thức những nét văn hoá, nghệ thuật nước ngoài không hoàn toàn là hành vi thiếu sự tôn trọng với nền văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, người xem cũng cần phân biệt được rõ ràng phim ảnh và hành vi “lợi dụng phim ảnh nhằm mục đích tuyên truyền các thông tin sai với sự thật”. Nói như vậy không có ý nghĩa là cần cấm đoán các bạn trẻ quyền được yêu thích, thần tượng về một nghệ sĩ, ca sỹ nào đó. Tuy nhiên, các bạn trẻ thực sự cần tỉnh táo để tránh trao tình cảm sự ngưỡng mộ một cách dễ dãi và tuỳ tiện, sẵn sàng “mặc cả cả lòng yêu nước” rồi vô tình biến bản thân mình trở thành “ Mị Châu ở thế kỷ 21”.
Ngoài ra, nền tảng giáo dục từ gia đình về nền văn hóa truyền thống hay về lịch sử là một nền tảng cực kỳ quan trọng đối với con trẻ từ khi còn nhỏ. Mỗi gia đình cần có lối đi và những tư tưởng đúng đắn trong việc truyền thụ lại cho con cái những giá trị về truyền thống dân tộc Việt Nam tốt đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, ở Việt Nam, giáo dục về những bài học, giá trị lịch sử văn hóa dân tộc tại nhà trường cũng được cho là giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay hiểu hết được những giá trị sống, giá trị tinh thần về lòng tự tôn dân tộc. Để đạt được hiệu quả tốt trong công tác truyền tải những giá trị sống có ích, giá trị lớn về nền văn hóa dân tộc, phía nhà trường cũng cần sát sao, chặt chẽ với các bạn học sinh giúp các bạn học sinh và sinh viên nhận thức rõ ràng và đúng đắn về từng trang sử của nước nhà.
Song song cùng với việc giáo dục giới trẻ, sự vào cuộc kịp thời của pháp luật và các cơ quan chức năng và các đơn vị kiểm duyệt bài đăng trên mạng xã hội cũng cần quyết liệt hơn để bảo vệ và giữ vững những nền tảng văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời kịp thời ngăn chặn những điều xấu, độc hại lan truyền rộng rãi khắp nơi làm ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu những kiến thức về nền văn hóa dân tộc của giới trẻ.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần có những mức hình thức xử phạt thích hợp và lên án các thành phần cố tình gây kích động, làm sai lệch các yếu tố lịch sử, tuyên truyền cho mọi người những tư tưởng sai trái, chống phá đối với cách mạng,… gây ảnh hưởng xấu đến phần nhận thức trong cộng đồng.
Tuy nhiên rằng, một trong những điều thiết yếu và quan trọng nhất để tiếp nhận luông thông tin, hấp thụ các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa lịch sử dân tộc Việt Nam là sự nhận thức chủ động từ mỗi cá nhân. Hiện nay, con người chúng ta đang sống giữa một thế giới không gian và kiến thức đa chiều với vô vàn điều mới được ngày ngày lưu truyền và phổ biến rộng khắp, giới trẻ cũng cần phải giữ vững tinh thần theo kim chỉ nam “hòa nhập chứ không bao giờ hòa tan”. Song song với việc tiếp thu những tiến bộ của nền khoa học công nghệ trên thế giới, những tư tưởng mới trong thời hội nhập mới, người trẻ lại càng cần có ý thức giữ gìn những nét tươi đẹp, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam ta không cấm và ngăn chặn những tác phẩm, văn học nước ngoài có chứa những giá trị văn hóa, nghệ thuật đẹp đẽ ở khắp nơi trên thế giới truyền bá trong nước; không cấm người dân Việt Nam có tinh thần hâm mộ hoặc ủng hộ những vị thần tượng của họ, nhưng cũng đừng vì thế mà mù quáng, đừng lấy lý do sự giải trí, các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật để bao biện cho các thông tin tuyên truyền ẩn ý xấu gây hại đến lợi ích chung và lòng tự tôn của dân tộc Việt Nam.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn Mị Châu 4.0 là gì? Mong rằng, qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ về Mị châu 4.0 cũng như tiếp nhận thêm những thông tin cần thiết để tránh biến bản thân từ một người ủng hộ nghệ thuật đơn thuần thành tội đồ của dân tộc.