Xỏ khuyên núm vú hay xỏ khuyên ti là một dạng nghệ thuật thân thể rất hấp dẫn đối với cả nam giới và phụ nữ. Nhiều người muốn xỏ khuyên núm vú vì ngoài việc trông đẹp hơn, khuyên có thể làm tăng độ nhạy cảm của núm vú và làm núm vú nhỏ hay núm vú bị tụt trông to hơn. Nếu bạn quyết định xỏ khuyên núm vú thì điều quan trọng là phải thực hiện việc này tại một tiệm xỏ khuyên chuyên nghiệp, sạch sẽ, và tuân thủ chặt chẽ chế độ chăm sóc cũng như vệ sinh nghiêm ngặt sau đó. Bài viết này sẽ cho bạn biết đầy đủ thông tin về việc xỏ khuyên ti an toàn hiệu quả nhé.

Khuyên ti là gì?

Khuyên ti hay xỏ ti là việc xỏ một chiếc lỗ nhỏ ở vùng ti (n.ú.m v.ú) sau đó đeo các vật trang sức nhỏ vào đó, đây là việc làm đẹp của nhiều người trên thế giới. Như hình dưới là một bạn đã xỏ và mang khuyên tai, đối với khuyên ti cũng tương tự nhưng bộ phận được xỏ lại khác mà thôi.

Khi xỏ lỗ, kim bông tai sẽ xuyên qua vùng da nhạy cảm của n.ú.m v.ú vốn có các mạch máu xung quanh. Xỏ n.ú.m v.ú tự nhiên làm tổn thương da, là lớp bảo vệ đầu tiên chống lại nhiễm trùng.

Xỏ Khuyên Ti Nên Đep Khuyên Nào?

Xỏ khuyên ngực bạn có thể đeo 3 mẫu khuyên chính là: khuyên thẳng đầu bi, khuyên chữ U và khuyên vòng. Lựa chọn kiểu khuyên nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn sau xỏ khuyên và kích thước núm vú của bạn. Đối với những bạn mới xỏ khuyên ngực, đeo khuyên thẳng đầu bi sẽ là lựa chọn tốt hơn. Đây cũng là loại khuyên được ưa chuộng hơn đối với những người thường xuyên tập gym, tập thể thao, … giúp tránh các va chạm mạnh, gây ảnh hưởng đến lỗ xỏ. Sau khi lỗ xỏ lành hẳn, bạn có thể thay sang các loại khuyên yêu thích khác.

Bạn có thể chọn xỏ khuyên theo bất kỳ phương nào, từ phương ngang cho đến phương đứng. Hoặc có thể chọn hình thức xỏ 1 khuyên hay nhiều khuyên để tạo sự khác biệt. Tuy nhiên cần lưu ý là phải để vết xỏ đầu tiên lành hẳn thì mới thực hiện lần xỏ khuyên ngực tiếp theo.

Về chất liệu khuyên, đặc biệt là cho vùng ngực nhạy cảm này, bạn nên chọn loại làm từ thép y tế, vàng, bạc hoặc titan để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, tránh kích ứng. Tránh chọn khuyên xỏ chứa hàm lượng Niken cao vì chúng dễ gây dị ứng và dẫn đến nhiễm trùng da nguy hiểm.

Xỏ Khuyên Ti Có Đau Không?

Nằm ở vùng da nhạy cảm nên xỏ khuyên ngực cũng sẽ nhói hơn so với xỏ khuyên tai. Nếu bạn không chịu được đau thì hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi xỏ. Tay nghề của thợ xỏ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến độ đẹp và an toàn cho lỗ xỏ của bạn. Những thợ xỏ lành nghề, chuyên môn cao sẽ biết cách giúp bạn thả lỏng tinh thần và những thao tác được thực hiện nhanh chóng, chuẩn xác cũng góp phần giúp bạn bớt đau khi xỏ khuyên. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn cần tìm đến các địa chỉ xỏ khuyên uy tín để sở hữu một lỗ xỏ khỏe mạnh và xinh đẹp.

Cách Xỏ Khuyên Ti An Toàn Không Gây Tác Dụng Phụ

Tìm một tiệm xăm/xỏ khuyên uy tín trong khu vực

Bước đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất là tìm một tiệm xỏ khuyên chuyên nghiệp, sạch sẽ để thực hiện dịch vụ này. Các cơ sở xỏ khuyên thường hoạt động tại khu vực đô thị, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy chúng tại những nơi xa xôi nhất. Cũng như những việc khác, bạn nên dùng Google để tìm tiệm xỏ khuyên. Trang web của họ phải trông chuyên nghiệp và sắp xếp hợp lý, có nhiều thông tin hữu ích.

  • Họ cũng cung cấp thư viện ảnh để bạn có thể xem ảnh của tiệm, cùng với ảnh chụp khuyên đã xỏ cho các khách hàng trước đây.
  • Bạn phải xem nhận xét của nhiều khách hàng để biết họ có hài lòng với tiệm đó hay không, và liệu họ có sẵn sàng quay lại đó một lần nữa không

Ghé thăm tiệm trước khi bạn quyết định sử dụng dịch vụ của họ

Tốt hơn hết, bạn nên trực tiếp ghé thăm tiệm xỏ khuyên trước khi lên lịch hẹn với họ. Chỉ có cách đó bạn mới có thể tận mắt đánh giá sự sạch sẽ, an toàn và chuyên nghiệp của họ. Họ phải sẵn sàng trình cho bạn xem giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp, cùng với nồi hấp tiệt trùng (máy tiệt trùng đồ trang sức và thiết bị) và kết quả kiểm tra bào tử (bằng chứng cho thấy nồi hấp hoạt động tốt).

  • Làm quen với một vài người làm việc tại đó, nhờ họ tư vấn về quyết định của bạn và xem qua những việc họ đã làm trong quá khứ. Rõ ràng là, nếu họ không có nhiều thành công thì bạn nên tìm nơi khác để xỏ khuyên.
  • Hỏi xem bạn có thể quan sát kỹ thuật viên của họ chuẩn bị và thực hiện việc xỏ khuyên hay không. Để ý xem kỹ thuật viên có rửa tay trước khi đeo găng tay hay không. Từ thời điểm đó, họ chỉ được chạm vào thiết bị và khách hàng xỏ khuyên.
  • Tất cả thiết bị và kim cần được cất giữ trong các bao bì tiệt trùng riêng và được mở ra trước sự chứng kiến của bạn. Kim cần được vứt bỏ sau khi sử dụng vào thùng rác có nhãn “rác thải y tế”.
  • Nếu tin rằng cơ sở đó sạch sẽ và kỹ thuật viên là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, thực hiện đúng quy trình an toàn của ngành y tế, bạn có thể lên lịch làm việc với họ.

Cân nhắc những mặt lợi và hại khi xỏ khuyên núm vú

Trước khi quyết định xỏ khuyên núm vú, bạn phải cân nhắc lần cuối những lợi ích và bất lợi của việc này. Nghĩ xem đây có phải là thứ mà bạn sẽ muốn trong nhiều năm tới, và liệu vị trí xỏ khuyên này có ảnh hưởng đến cuộc sống hay các mối quan hệ tình cảm ở bất kỳ phương diện nào hay không. Xỏ khuyên núm vú không phải là một quyết định có thể xem nhẹ.

  • Lợi ích: Khuyên núm vú không chỉ trông đẹp mà còn giúp tăng độ nhạy cảm của núm vú vì nó thường xuyên kích thích núm vú. Khuyên cũng có thể tăng kích thước của núm vú nhỏ và ngăn chặn núm vú bị tụt.
  • Bất lợi: Xỏ khuyên núm vú có thể gây đau chút ít và cần tới một năm để lành hoàn toàn. Bạn cần thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn chặn nhiễm trùng, do đó bạn phải có quyết tâm cao. Chỗ xỏ khuyên có thể bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc tốt, điều này khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với bà mẹ đang cho con bú. Tổn thương thần kinh và sẹo có thể xảy ra, và điều này tác động xấu đến lượng sữa mẹ cung cấp cho em bé. Khuyên núm vú nếu không được tháo ra có thể khiến trẻ khó bú và có nguy cơ bị hóc.

Quyết định xem có nên xỏ khuyên hai núm vú cùng lúc không

Họ có thể xỏ khuyên cả hai núm vú một lúc. Người ta thường làm việc này nếu lý do xỏ khuyên là để làm tăng kích thước núm vú; tuy nhiên, nhiều người cảm thấy quá trình lành vết thương sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn nếu xỏ hai núm vú một lúc.

  • Ngoài ra, giá xỏ khuyên cả hai núm vú cùng lúc thường sẽ rẻ hơn là thực hiện trong hai buổi khác nhau.

Quyết định xỏ khuyên hình tròn hay hình đòn tạ

Khuyên núm vú thường có hai loại là hình tròn và hình đòn tạ. Khuyên hình tròn là lựa chọn phổ biến hơn, nhưng khuyên hình đòn tạ phù hợp cho những người chơi môn thể thao tiếp xúc vì nó khó bị giật ra hơn. Bạn cũng phải chọn khuyên dựa trên kích thước và hình dạng núm vú, do đó bạn cần nhờ kỹ thuật viên tư vấn trước khi ra quyết định cuối cùng.

  • Họ có thể xỏ khuyên núm vú theo bất kì phương nào, nhưng phổ biến nhất là phương ngang, sau đó đến phương đứng. Một số trường hợp, người ta cũng có thể xỏ khuyên nhiều lần cho một núm vú mặc dù lỗ xỏ đầu tiên cần phải lành hoàn toàn trước khi xỏ các lỗ tiếp theo.
  • Đối với đồ trang sức, các loại khuyên núm vú an toàn nhất là khuyên tròn hạt cườm bằng thép y tế hoặc khuyên đòn tạ bằng thép y tế. Đừng bao giờ sử dụng đồ trang sức chứa hàm lượng niken cao, vì chúng có thể gây ra nhiễm trùng và dị ứng.

Chuẩn bị tinh thần chịu đau

Mức độ đau khi xỏ khuyên núm vú phụ thuộc vào khả năng chịu đau của từng cá nhân. Một số người thấy rất đau nhưng nhiều người chỉ thấy đau thoáng qua. Đa số mọi người mô tả cảm giác này giống như bị véo hay cắn mạnh. Núm vú sẽ cảm thấy rất nóng.

  • May mắn là việc xỏ khuyên núm vú diễn ra rất nhanh, và cảm giác đau chỉ kéo dài vài giây.
  • Sau đó núm vú sẽ cảm thấy ấm và đau khi sờ, nhưng không gây đau nhiều.

Tháo băng và vệ sinh lỗ xỏ

Điều quan trọng nhất cần làm trong thời gian chờ vết thương lành là giữ vệ sinh vị trí xỏ khuyên. Lần đầu tiên vệ sinh chỗ xỏ khuyên là khoảng 4-5 tiếng sau khi xỏ. Nhẹ nhàng tháo băng khỏi núm vú, chụm bàn tay đỡ bên dưới vết thương và nhúng nó vào nước trong 3-4 phút, để nước rửa sạch vết máu khô.

  • Bạn có thể làm việc này dưới vòi sen hay trong bồn tắm, nhưng nếu dùng bồn tắm thì bạn phải xối nước sạch rửa vết thương trước khi bước ra.
  • Nếu còn máu khô dính trên núm vú hay đồ trang sức thì bạn dùng tăm bông tẩm nước để nhẹ nhàng lau sạch.
  • Bạn không nên dùng bất kì dung dịch rửa nào trong lần vệ sinh đầu tiên, mà chỉ nên dùng nước.

Vệ sinh vết thương một lần mỗi ngày trong bốn tuần đầu

Sau lần vệ sinh đầu tiên, bạn cần rửa vết thương một lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh kháng khuẩn nhẹ. Tốt nhất bạn nên vệ sinh núm vú dưới vòi sen. Trước tiên bạn nên tắm rửa như thường lệ, bao gồm gội đầu và tắm, chỗ xỏ khuyên sẽ là vị trí cuối cùng bạn cần vệ sinh. Cách vệ sinh như sau:

  • Làm ướt vết thương khoảng vài phút, sau đó nhỏ một hay hai giọt dung dịch vệ sinh vào tay và chà hai tay để tạo bọt.
  • Thoa dung dịch vệ sinh vào núm vú và đưa dung dịch vào lỗ xỏ bằng cách xoay nhẹ khuyên tròn hay trượt qua lại khuyên hình đòn tạ.
  • Để dung dịch vệ sinh trên núm vú khoảng 1-2 phút trước khi xối nước rửa sạch. Lau khô người bằng khăn tắm như thường lệ nhưng sử dụng khăn giấy chấm nhẹ lên vết thương cho khô. Khăn tắm có thể chứa vi khuẩn và làm cho vết thương nhiễm trùng.
  • Sau bốn tuần đầu, bạn có thể giảm tần suất vệ sinh xuống một lần mỗi 2-3 ngày trong bốn tháng tiếp theo. Điều này quan trọng vì việc vệ sinh quá nhiều có thể khiến vết thương khô và bị kích ứng.

Làm ướt vết thương bằng nước muối để thúc đẩy quá trình lành

Một việc khác có thể làm để đẩy nhanh quá trình lành là làm ướt vết thương bằng nước muối 1-2 lần mỗi ngày. Bạn sẽ hòa tan nửa thìa cà phê muối biển trong nước sôi (gần nửa cốc). KHÔNG ĐƯỢC sử dụng muối ăn vì trong đó chứa i-ốt. I-ốt có thể làm kích ứng vết thương và cản trở quá trình lành. Sau khi để nước nguội bớt, bạn rót nước muối vào một cái cốc sạch.

  • Sau đó bạn ép chặt cốc quanh núm vú để vết thương bị nhúng vào nước muối. Giữ yên cốc trong 10-15 phút, sau đó xối nước rửa sạch và thấm khô bằng khăn giấy.
  • Thay vì pha nước muối, bạn có thể mua dung dịch nước muối tại nhà thuốc cũng được dùng cho mục đích tương tự.
  • Bạn có thể lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày, bao lâu tùy thích — bạn thực hiện càng thường xuyên thì vết thương lành càng nhanh.

Bảo vệ vết thương vào ban đêm

Bạn nên che chỗ xỏ khuyên vào ban đêm để nó không bị chèn ép trong quần áo hay chăn gối và không bị giật bung ra. Phụ nữ có thể bảo vệ chỗ xỏ khuyên bằng cách mặc áo ngực (hay áo ngực thể thao) khi đi ngủ, trong khi đàn ông có thể dùng một miếng băng keo y tế (có bán tại hầu hết các nhà thuốc).

  • Nam giới chỉ nên dùng băng keo y tế để che vú vào ban đêm. Phần thời gian còn lại núm vú nên được để thông thoáng vì vết thương sẽ lành nhanh hơn.
  • Phụ nữ nên tránh mặc áo ngực vải ren khi mới xỏ khuyên núm vú, vì khuyên tròn hay khuyên hình tạ đòn có thể bị mắc vào ren. Áo ngực thông thường, áo ngực đệm hay áo ngực thể thao là các lựa chọn an toàn hơn.

Biết sản phẩm nào nên tránh

Có một số sản phẩm bạn nên tránh sử dụng đối với chỗ xỏ khuyên mới, vì chúng có thể làm kích ứng vết thương hoặc tác động xấu đến quá trình lành. Những sản phẩm đó là:

  • Cồn lau rửa hay rượu đã metyl hóa: đây là những chất làm se rất mạnh và không nên dùng trên lỗ xỏ khuyên núm vú vốn nhạy cảm.
  • Nước ô-xy già hay sản phẩm chứa i-ốt: chúng ngăn cản mô sẹo hình thành và kéo dài quá trình lành.
  • Kem kháng khuẩn và gel: các loại kem như Neosporin hay Bacitracin không nên sử dụng trên núm vú vì chúng khiến vết thương ẩm ướt và cản trở quá trình lành.
  • Bạn cũng nên tránh thoa các sản phẩm như dầu làm rám da, tinh dầu cho trẻ em hay tinh dầu cây trà trên núm vú, vì chúng có thể khiến da bị kích ứng.

Đừng sờ hay vân vê núm vú

Quan trọng là bạn phải tránh sờ hay vân vê núm vú tối đa trong thời gian chờ vết thương lành. Vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào vết thương dễ dàng và gây ra nhiễm trùng, là điều cuối cùng bạn cần tránh. Điều này có nghĩa bạn không được để bạn tình chạm hay liếm núm vú mới xỏ khuyên. Nếu buộc phải chạm vào vết thương, bạn phải rửa sạch tay hoàn toàn bằng xà phòng kháng khuẩn hay đeo găng tay.

  • Bạn nên tránh vặn hay xoay khuyên tròn trong những tháng đầu tiên, trừ những lúc vệ sinh. Vặn khuyên sẽ làm kích ứng vết thương và cản trở quá trình lành.
  • Bạn cũng nên cẩn thận khi chơi thể thao hay trong bất kì hoạt động thể chất nào, vì khuyên có thể bị giật bung khỏi lỗ nếu bị va chạm quá mạnh.
  • Bạn có thể che núm vú bằng băng keo y tế để bảo vệ khuyên khi chơi thể thao, nhưng sau đó bạn phải tháo băng keo ra ngay và rửa sạch vết thương hoàn toàn.
  • Đừng tháo khuyên khỏi lỗ đến khi vết thường đã lành hoàn toàn. Cụ thể, bạn đừng thay khuyên núm vú bằng chốt bạc vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến vết thương và gây ra phản ứng dị ứng.

Học cách xử lý nhiễm trùng

Kéo núm vú tụt - Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc

90% số trường hợp nhiễm trùng là do vệ sinh kém hoặc cách vệ sinh bất cẩn, đây là nguyên nhân rất dễ tránh nếu bạn cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc vết thương. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như đau núm vú, ửng đỏ, sưng, chảy máu hay mủ từ vết thương, nhiều khả năng vết thương đã bị nhiễm trùng.

  • Đa số các trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể xử lý hết trong vòng 24 giờ bằng cách vệ sinh toàn diện vết thương với dung dịch kháng khuẩn và dùng nước sạch xối rửa. Nếu bạn có thắc mắc thì nên gọi điện hay đến gặp kỹ thuật viên xỏ khuyên.
  • Nếu tình trạng nhiễm trùng không hết trong vòng 24 giờ thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hiệu quả hơn.
  • Đừng bao giờ tháo khuyên ra khi xử lý nhiễm trùng (dù một số bác sĩ khuyên bạn như vậy) vì điều này có thể khiến vi khuẩn kẹt lại trong núm vú và vết thương sẽ bị áp-xe.
  • Nếu bạn bị sốt hay ớn lạnh do nhiễm trùng, hãy đi khám bệnh ngay lập tức. Một tình trạng gọi là hội chứng sốc nhiễm độc có thể đã xảy ra, rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Thời gian để vết thương lành là 6-10 tuần

Lỗ xỏ khuyên núm vú thường lành sau 6-10 tuần, nếu vết thương được chăm sóc đúng cách và không có biến chứng gì. Núm vú sẽ bị đau khi sờ trong vài ngày đầu, nhưng tình trạng này sẽ cải thiện ít nhiều sau đó.

  • Bạn nên biết thời gian lành ban đầu kéo dài chưa tới ba tháng, nhưng vết thương có thể cần hơn một năm để lành hoàn toàn và để mô sẹo hình thành. Mỗi người mỗi khác nên thời gian lành cũng khác nhau.

Lời khuyên khi đi xỏ khuyên ti

  • Đảm bảo kỹ thuật viên xỏ khuyên mặc quần áo sạch và không có vết thương hở trên người.
  • Một thước đo khá chủ quan về kỹ năng của thợ xăm/xỏ khuyên đó là số lượng/chất lượng các lỗ khuyên/hình xăm trên người họ.
  • Đừng rửa vết thương quá nhiều vì da sẽ bị khô và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Đảm bảo kỹ thuật viên mở bao bì kim ngay trước mặt bạn, đeo găng tay hay sát trùng tay và (tùy chọn) sử dụng thuốc phun gây tê vì nó sẽ giúp bạn bớt đau rất nhiều. Họ cũng phải đánh dấu bằng bút trên núm vú trước khi đâm kim để có góc đâm chính xác. Việc xỏ khuyên sẽ rất rủi ro nếu chọn sai vị trí, vì vậy bạn phải hài lòng 100% với vị trí cần xỏ trước khi bắt đầu thực hiện.
  • Nhiều thợ xỏ khuyên khuyến nghị nên đeo khuyên có ren trong. Vì ren nằm trong nên sẽ không chạm vào vết thương để gây kích ứng; đặc biệt khi bạn đã sẵn sàng để thay khuyên khác.
  • Luôn luôn đeo đồ trang sức có ren trong. Đồ trang sức có ren ngoài có thể gây tổn thương và giữ lại vi khuẩn.

Xỏ khuyên ti là một loại hình nghệ thuật và cũng là xu hướng của giới trẻ ưa thích cảm giác mạnh hiện nay. Nếu bạn có ý định xỏ khuyên ti thì đừng quên đọc hết bài viết và để lại bình luận phía dưới cho ô hay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *