Top 10 mẹo nhỏ để bạn luôn có ý tưởng viết bài
Bạn là một đam mê viết lách và muốn đem những bài viết của mình cống hiến cho cộng đồng? Tuy nhiên, đến một lúc nào đó bạn bí ý tưởng và không biết phải viết gì nữa, những cách dưới đây sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn cho bài viết!
Mục Lục Bài Viết
Giới hạn chủ đề
cho bài viết của mình. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như: ai có thể đọc bài
viết của mình? Mình am hiểu về lĩnh vực gì? Ẩm thực, du lịch hay học thuật?…
Hàng loạt những câu hỏi đó sẽ giúp bạn tìm ra được chủ đề bài viết.
Đừng lo lắng rằng bạn sẽ ngồi cả ngày mà không khoanh vùng được chủ đề bài viết. Bởi vì, mỗi người đều được trang bị gần 100 tỷ thần kinh nơ ron ở bộ
não giúp bạn tư duy tìm ra ý tưởng, tuy nhiên, do áp lực căng thẳng, mệt mỏi, lại
thiếu tập trung nên bạn mới chưa nghĩ ra mà thôi. Hãy tĩnh tâm trong vòng 10
phút, sau đó tập trung cao độ, bạn sẽ sớm tìm được ý tưởng cho bài viết.
Ghi lại những gì bạn nghĩ ra giấy
qua. Lúc này, đa phần bạn chỉ cố gắng ghi nhớ những gì mình đã nghĩ chứ ít khi
chịu viết ra giấy vì không có bút viết hoặc lười biếng. Tuy nhiên, không phải bộ
não chúng ta có thể ghi lại bất cứ thứ gì chúng ta đã từng nghĩ, cộng với những
công việc hằng ngày, những điều khác nữa cần bạn tư duy, do đó bạn sẽ nhanh
chóng quên đi ý tưởng vừa vụt ra.
Điều cần làm là bạn nên ghi lại những ý tưởng của mình ra giấy, càng
logic càng tốt, có thể thực hiện tốc kí. Đây cũng là bí quyết để các nhạc sĩ nổi
tiếng cho ra đời những bài hát bất hủ.
Đọc nhiều sách báo
cho các bài viết của bản thân. Hơn nữa, khi đọc bài viết của các tác giả khác,
bạn sẽ học được văn phong, cách triển khai ý, hoặc rút ra kinh nghiệm từ lỗi sai
của những người đi trước.
Nếu bạn đang có ý định viết về đề tài ẩm thực, bạn có thể đọc các sách
báo về món ăn, nếu bạn muốn viết về phụ nữ, bạn có thể đọc tạp chí Phụ nữ và
gia đình,… Hãy đọc những thể loại gần với chủ đề bạn muốn viết.
Đoán xem độc giả muốn gì, thích gì?
chân họ qua những bài viết của mình.
Để làm điều này, bạn có thể dò xét nhu cầu tìm đọc của họ thông qua các
lượt xem bài viết, các chủ đề họ quan tâm. Bạn hãy đặt ra những câu hỏi: người
đọc của mình ở tầm độ tuổi nào? Họ muốn gì và mình có thể cung cấp gì cho họ?…
Từ đó bạn sẽ có được ý tưởng bài viết.
Xem lại những bài viết cũ
lại những nội dung cũ, có thể là do bạn viết hoặc những người khác viết. Biết
đâu từ những nội dung cũ, bạn có thể phát triển thêm những bài viết mới,
sâu và rộng hơn.
Ví dụ, bạn đã từng viết một bài về các địa danh nổi tiếng ở Daklak, khi
đọc lại, bạn có thể triển khai thêm những bài viết khác như: các món ăn ngon nhất
định phải thử khi đến DakLak, những lí do khiến Daklak thu hút nhiều dân du lịch,…
Xem lại những ý tưởng bạn từng coi là không khả thi
không khả thi? Lúc này, hãy xem lại những ý tưởng đó, có thể trước đó nó không
phù hợp nhưng bây giờ có thể áp dụng được. Bạn hãy phân tích xem, tại sao lúc
đó nó lại không khả thi, nhược điểm là gì? Hãy khắc phục và biến nó thành một ý
tưởng mới.
Những ý tưởng không khả thi này có thể từng được bạn ghi chú trong một
cuốn sổ ghi chú nào đó, cố gắng tìm lục lại nhé!
Thư giãn tĩnh tâm
khi bế tắc không tìm được ra bất kì ý tưởng nào, rất có thể bạn đang căng thẳng
và bị áp lực tâm lí hoàn thành bài viết khiến cho não bộ tê liệt, khó tập trung
suy nghĩ. Gợi ý cho bạn lúc này là hãy thư giãn bằng các bài tập thể dục nhỏ hoặc
đi bộ hóng mát,… Khi đi bộ, bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn, không bị stress
và tự nhiên bộ não sẽ minh mẫn trở lại, thôi thúc bạn có những ý tưởng thật tuyệt
vời.
Đừng quan trọng hóa vấn đề
bài viết có ích có thể xuất phát từ chính những vấn đề thời sự hàng ngày. Do
đó, bạn đừng ép mình phải tìm ra những ý tưởng “không đụng hàng”, chưa có ai biết
đến hoặc thật cao siêu. Trong trường hợp này, nếu bạn chưa phải là người thông
thái thì rất có thể bạn sẽ cung cấp những thông tin sai lệch vì thiếu tư liệu
tham khảo… Điều quan trọng, hãy bắt đầu từ những vấn đề thiết thực, đơn giản
nhất!
Phác thảo ý tưởng
đã có định hướng cho bài viết, đừng vội lao đầu vào viết ngay mà hãy phác thảo
ý tưởng cho nó. Cần biết rằng, trong bài viết đó, bạn cần triển khai những gì,
viết như thế nào và bố cục ra sao,… Việc chuẩn bị trước như thế này sẽ giúp bạn
bổ khuyết những thiếu sót, giúp bài viết đạt chất lượng hơn.
Đừng chần chừ, bắt tay vào viết ngay khi có ý tưởng
trong đầu thì hãy ghi chú lại và tiến hành triển khai ngay. Nếu bạn để càng
lâu, bạn sẽ dần quên mất mình đã nghĩ những gì, thậm chí những ý hay nhất, sáng
tạo nhất mà bạn từng nghĩ ra lúc đó cũng bị bạn bỏ quên. Tập thói quen đừng trì
trệ, càng trì trệ bạn sẽ dần mất đi hứng thú viết bài.