Top 14 mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dưỡng chất
Các bà nội trợ luôn muốn mua những thực phẩm tươi ngon, giàu dưỡng chất cho bữa ăn gia đình mình, nhưng không phải ai cũng có thời gian đi chợ mỗi ngày. Vì vậy, hãy áp dụng các giải pháp dưới đây để bảo quản thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dưỡng chất.
Mục Lục Bài Viết
Bảo quản sữa tươi
Như mọi người đã biết mỗi loại sữa tươi có cách bảo quản khác nhau. Sữa mới vắt ra dù có tuân thủ các điều kiện vệ sinh thì trong sữa vẫn có một lượng vi khuẩn nhất định và các vi khuẩn này phát triển, nhân lên nhanh chóng làm cho sữa bị chua, hỏng. Vì vậy, khi sữa tươi vừa mới vắt xong trong vòng 1 giờ phải được chế biến hoặc bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 5 độ C (có thể bảo quản được trong 1 – 2 ngày).
Sữa tươi hiện nay có 2 loại sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi thanh trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc túi nilon, vì vậy thời gian sử dụng ngắn (từ 3 – 7 ngày) nên phải luôn được bảo quản lạnh thì mới không bị hỏng. Đối với sữa tiệt trùng được chứa trong hộp giấy theo phương pháp hiện đại nên không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, tuy nhiên, sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa tươi ra được nấu sôi tiệt trùng và chứa trong chai thì nên trữ lạnh là dùng hết trong vòng 24 giờ. Để đảm bảo vệ sinh an toàn, thời gian nấu sữa phải đủ 30 phút, chai đựng phải được rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.
Bạn cũng có thể bảo quản sữa để sữa vẫn tươi ngon như lúc ban đầu đầu bằng cách cho sữa vào ngăn đá để bảo quản nhưng bạn nhớ không nên để sữa quá đầy trong chai vì khi đông lạnh thể tích chất lỏng sẽ tăng lên. Khi bảo quản sữa kiểu này, bạn có thể để được từ 4 – 6 tuần.
Bảo quản trứng
Để bảo quản trứng bạn hãy đập trứng vào khay đá, đây là cách hữu ích để bảo quản trứng được lâu. Nếu bạn chỉ cần dùng lòng trắng trứng thì bạn cũng có thể dùng cách này để bảo quản lòng đỏ và ngược lại. Tuy nhiên, bạn nhớ cho thêm 1 chút muối hoặc đường để giữ hình dạng trứng như ban đầu.
Bạn cũng có thể bảo quản trứng bằng cách bọc nilon và cho vào ngăn đá. Khi mua trứng về bạn hãy bọc trứng vào hộp giấy và bọc nilon bên ngoài rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách bảo quản này trứng bạn có thể để trong vòng 1 năm. Khi muốn dùng bạn chỉ cần chuyển trứng xuống ngăn mát một thời gian (trước khi sử dụng 1 ngày) và bạn lưu ý nấu kỹ trứng hơn 1 chút so với trứng thường.
Bảo quản nước sốt
Bảo quản rau
Bảo quản táo
Bảo quản cà rốt
Nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn nên cắt bỏ những phần có màu xanh, gói vào tấm vải và cất trong ngăn mát. Không nên cắt nhỏ cà rốt khi bảo quản và chỉ nên rửa cắt chúng trước khi chế biến. Có thể bảo quản cà rốt trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần.
Bảo quản sản phẩm làm từ bơ sữa
Bảo quản hành lá
Bảo quản nguyên liệu nấu ăn
Bảo quản mật ong
Bảo quản dưa hấu
Dưa hấu tốt nhất nên được bảo quản trong hầm ở nhiệt độ khoảng 2 độ C. Nếu không có điều kiện, bọc dưa trong vải, treo trong lưới hoặc đặt trên kệ, nhồi rơm bao xung quanh. Bọc dưa hấu bằng đất sét hoặc sáp, hay đặt trong thùng đựng tro cũng là một cách. Dưa hấu bảo quản được lâu hơn trong bóng tối, trên đệm mềm, thỉnh thoảng lật qua lại.
Bảo quản nấm
Rửa nấm thật nhanh vì chúng rất hút nước. Đặt nấm trên khăn giấy, cắt bỏ các phần bị hư hỏng. Thấm khô nấm, đặt vào túi giấy, hộp gỗ, hoặc bát có lót khăn ăn rồi cất vào tủ lạnh.
Bảo quản thịt
Không cần tủ lạnh, bạn có thể giữ thịt tươi 4-6 ngày bằng cách đắp lá ngải cứu xung quanh miếng thịt, quấn thêm một miếng vải đã ngâm giấm, và để trong chảo hoặc hộp gỗ. Đậy nắp chặt và chôn xuống đất (độ sâu khoảng 20cm). Rửa sạch thịt bằng nước trước khi nấu. Nếu có tủ đá, hãy bọc thịt trong giấy bạc rồi bỏ vào.
Bảo quản cá
Cá có mùi tanh khó chịu nên phải rửa thật sạch, để ráo nước rồi bọc kỹ trước khi cho vào trong tủ lạnh. Khi mua cá được đóng gói sẵn và chưa dùng ngay, thì bỏ vào trong túi nhựa và cho thẳng vào tủ. Nếu sợ cá mất tươi ngon sau khi rã đông, hãy dùng muối xoa đều khắp bề mặt cá trước khi cho vào tủ.