Top 10 Bí quyết viết bài chất lượng cho người đam mê viết lách
Phác thảo một tiểu thuyết, bản thơ, hay bất kỳ loại văn bản nào đều yêu cầu thời gian, luyện tập và kiên nhẫn. Dù không có nghiên cứu khoa học nào hướng dẫn người ta viết thật sáng tạo, nhưng những lời khuyên sau có thể giúp bạn hoàn thiện kỹ năng viết lách hơn đấy!
Mục Lục Bài Viết
Viết về những gì bạn biết
Là một nhà văn thì bạn sẽ luôn được bảo “viết về những gì mình biết”, và đó là lời khuyên tốt. Sử dụng các loại thiết lập, nhân vật, bối cảnh và ngôn ngữ bạn gần gũi và bắt đầu viết nên một câu truyện mới lạ trong thế giới bạn đã biết rõ. ĐIều này giống như việc sử dụng những nghiên cứu bạn đã làm sẵn thôi. Nó không chỉ giúp bạn dễ dành viết mà còn khiến câu chuyện của bạn thêm sống động, chân thực hơn. Và hãy nhớ, bối cảnh của bạn, những gì bạn gom lại để viết, cũng giống như những gì tất cả mọi người có thể gom lại.
Cách để bạn có thể viết những gì bạn biết:
- Tĩnh tâm, nghe một chút nhạc không lời để tập trung hơn
- Uống một tách cà phê hay ăn một chút đồ ngọt để tỉnh táo hơn
- Nhắm mắt và hồi tưởng
- Nắm bắt những chi tiết ấn tượng để đưa vào câu chuyện bạn viết
Không ngừng sáng tạo
Trái ngược với cách trên, bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng của bản thân tạo nên những tình huống mới, những nhân vật mới, những mối quan hệ mới trong thế giới mới. Hãy chọn viết về những thời kỳ khác nhau trong lịch sử, hoặc một địa điểm còn xa lạ với bạn. Những lúc trí tưởng tượng còn thiếu sót, hãy lấp vào đó bằng những nghiên cứu. Điều tuyệt nhất ở một người viết sáng tạo chính là sự sáng tạo. Câu chuyện của bạn giờ đây sẽ ấn tượng, khác biệt với những lối mòn trong nền văn học quá khứ.
Bí quyết để sáng tạo hiệu quả:
- Đặt ra tiêu chí cho mình, khi câu chuyện đáp ứng đầy đủ những tiêu chí thì bắt đầu triển khai
- Viết ra những suy nghĩ, ý tưởng mới lóe lên trong đầu bất cứ khi nào, bạn cần một cuốn sổ nhỏ để ghi chép
- Đặt cảm xúc của mình khi viết, bạn có thể xử lý suy nghĩ và cảm xúc của mình ở mức độ sâu sắc để có thể nâng cao khả năng sáng tạo
Đọc sách thật nhiều
Các nhà văn đều thích đọc nhiều tác phẩm. Hãy giữ nhận thức về lĩnh vực xuất bản sách mà bạn chọn, bất kể đó là thơ hiện đại, tiểu thuyết văn học, kinh dị, truyện ngắn hay giả tưởng. Không có gì thúc đẩy ham muốn viết lách hơn là đọc một tác phẩm hay, điều đó giúp bạn khơi nhiều đam mê và tài năng tiềm ẩn.
Bạn chắc chắn sẽ không biết hết từ ngữ trong tất cả nền văn học. Vì thế, khi bạn tiếp xúc nhiều bằng cách đọc các tác phẩm văn học, bạn sẽ được trau dồi được lượng lớn vốn từ vựng, cách quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách khi viết lách của từng tác giả. Điều đó sẽ giúp văn phong của bạn tiến bộ vượt bậc.
Kích thích sự tò mò độc giả
Bạn không thể bắt ai đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn của mình cả, nên cần lôi kéo độc giả ngay từ những dòng đầu tiên. Câu hoặc đoạn mở đầu của bạn nhất định phải khiến cho người ta muốn tiếp tục, gợi cho người ta cười hoặc khơi lên trí tò mò, hoặc khiến họ muốn tìm hiểu những gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Ví dụ về cách kích thích sự tò mò của độc giả của George Orwell năm 1984:
“Đó là một buổi ngày tháng Tư khô ráo và lành lạnh, đồng hồ đang gõ mười ba tiếng.
Có vẻ như đây là một mở đầu truyền thống nhỉ, mười ba ấy? Bạn muốn đọc nữa nên sẽ tiếp tục mở sách.
Giờ hãy xem câu mở đầu của Raymond Carver trong truyện ngắn Kính Ngắm:
Một người đàn ông không tay bước tới cửa để bán cho tôi bức ảnh ngôi nhà của chính mình.
Một câu ngắn nhưng có quá nhiều thứ cần lời giải thích. Chúng ta đã mắc câu như thế đó.”
Trên cương vị là người đọc, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bị thu hút và tò mò diễn biến tiếp theo của câu truyện. Vì thế, tiêu đề và lời mở đầu trong cuốn sách của bạn vô cùng quan trọng đấy!
Để nhân vật lên tiếng
Chúng ta thấu hiểu những người chúng ta từng gặp qua những gì họ nói, cách họ nói, cách họ dùng từ, ngữ điệu của họ, thói quen của họ khi nói chuyện. Độc giả cũng làm như vậy với các nhân vật hư cấu. Những con người trên giấy bắt đầu sống động khi có một cuộc đối thoại. Viết nên những đối thoại đòi hỏi nhiều thứ – phải mới mẻ và thực, phải chỉnh sửa nhiều lần để cho đúng – nhưng rất đáng giá đấy.
Những cảm xúc đời thường vui, buồn, công việc, gia đình, con cái, chắc chắn bạn đã, sẽ trải qua trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, đừng để tâm lý của mình ảnh hưởng đến các nhân vật trong câu chuyện của bạn mà hãy lấy nó làm tư liệu, hoàn thiện nhân vật đúng với tính cách mà bạn đã tạo ra cho họ ngay từ đầu. Hãy trực tiếp hóa thân thành các nhân vật nhé!
Hãy cho người ta thấy chứ đừng kể
Mô tả quá nhiều, lạm dụng tính từ và trạng từ có thể làm chậm nhịp kể và khiến độc giả mất hứng. Nếu có thể, tốt hơn là nên để độc giả thấy con người đó hoặc bầu không khí đang diễn ra, mối quan hệ giữa các nhân vật của bạn thế nào – diễn tả chứ đừng có kể, bằng những gì họ nói, họ tương tác như thế nào, họ làm cái gì. Cách này hiệu quả hơn nhiều so với việc kể cho độc giả cả một đống thông tin.
Đây là việc khó bởi trong một câu chuyện thì bạn sẽ phải kể một cái gì đó, nên đừng quá ám ảnh về việc phải tránh né phương thức này. Hãy để ngòi bút của mình thật trôi chảy, tự nhiên và đúng với mạch truyện. Mọi thứ sẽ trở nên hoàn thiện và không bị rập khuôn, cứng nhắc.
Làm cho câu văn trôi chảy
Hãy cố giữ bản thảo ban đầu của bạn càng hoàn hảo càng tốt. Hãy để nhịp truyện được dẫn dắt bằng những câu văn trôi chảy. Một câu chuyện tuyệt vời phải có được nhịp điệu tốt, dấu câu phù hợp và các chi tiết sống động. Nếu thiếu đi sự trôi chảy, độc giả sẽ rất khó khăn để hiểu cốt truyện. Hãy hướng tới sự hoàn hảo tuột bậc, và làm tốt ngay từ đầu.
Cách để câu văn trôi chảy:
- Hãy hạn chế những từ chung chung và nặng nề để câu chuyện thêm phần dễ hiểu, dễ đọc
- Đặt các dấu câu đa dạng ở các vị trí phù hợp để tạo nhịp điệu riêng cho bài viết của bạn.
- Sử dụng các phương thức nghệ thuật sử dụng câu từ như phép ẩn dụ, so sánh,… để câu văn thêm sinh động
Luôn mài giũa
Nếu bạn không làm đạt chuẩn ngay lần đầu, bạn có thể làm điều mà các nhà văn làm nhiều nhất – sửa chữa và hoàn thiện qua quá trình biên tập. Đừng nhầm, biên tập không phải là soát lỗi; nó vượt lên trên việc soát lỗi nhiều. Hơn thế, biên tập bao gồm cẩn thận nghiệm lại tác phẩm của mình để thấy những gì còn bỏ sót, những gì cần thay đổi và phát hiện những điểm bạn phải làm để nâng cao kỹ năng viết, khiến nó sắc nét hơn, gọn ghẽ hơn và tốt hơn.
Hãy xem viết lách là một công việc thực thụ ngay cả khi nó không giúp bạn kiếm ra tiền. Hãy thực hiện viết hằng ngày nếu bạn muốn giỏi hơn. Không ai có thể giỏi viết lách trong 1 – 2 ngày, kể cả nhà văn nổi tiếng. Kiên nhẫn và chăm chỉ sẽ giúp bạn đạt được những thành công đáng mong đợi.
Tham gia các buổi workshop chia sẻ về viết lách
Có thể bạn nghĩ viết lách là công việc của riêng bạn nhưng người viết lách giỏi thì luôn cần sự phản hồi về tác phẩm của họ. Bởi qua những phản hồi đó sẽ khiến bạn có thêm kinh nghiệm, có cái nhìn khách quan đối với tác phẩm mà bạn viết. Vì thấy, hãy tìm kiếm và kết nối với những đồng nghiệp sẵn sàng giúp bạn chỉ ra lỗi sai.
Ngày nay có rất nhiều các hội thảo hoặc khóa đào tạo ngắn, ở đó có những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách sẽ chia sẻ và hướng dẫn bạn những kỹ năng cần thiết. Những đàn anh, đàn chị trong nghề sẽ giúp bạn khai thác thêm nhiều khía cạnh của bản thân. Học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và giúp bạn có mối quan hệ rộng trong giới viết lách, từ đó cơ hội của bạn sẽ rộng mở hơn.
Không cố gắng “nhồi nhét” quá nhiều nội dung nếu nó không mang lại giá trị
Một tác phẩm hay là một tác phẩm có đầy đủ nội dung, giới hạn từ và ý tưởng một cách hoàn hảo. Việc “nhồi nhét” quá nhiều nội dung không quan trọng khiến tác phẩm của bạn trở nên rắc rối và dư thừa. Hãy nhớ rằng những câu từ càng ngắn gọn sẽ có tính tác động lớn hơn.Hãy giữ các câu văn ngắn gọn bởi: chúng dễ đọc và dễ hiểu. Mỗi câu chỉ nên có một ý nghĩa đơn giản để tránh gây phức tạp hay nhầm lẫn.
Cách để tối giản bài viết:
- Viết toàn bộ bài viết
- Đặt bài viết sang một bên trong vài giờ hoặc vài ngày
- Quay lại bài viết của bạn và lược bỏ những ý tưởng, nội dung dư thừa